Chỉ thị 06/CT-UBND về tiếp tục duy trì và cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Bắc Ninh (PAPI) năm 2017

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 28/04/2017
Ngày có hiệu lực 28/04/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Tử Quỳnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 4 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC DUY TRÌ VÀ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH (PAPI) NĂM 2017

Ngày 04/04/2016, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2016. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh duy trì thứ hạng trong nhóm những tỉnh đạt điểm số cao, điểm chung đạt 38,03 điểm xếp hạng 8/63. Theo kết quả PAPI 2016, tỉnh Bắc Ninh có 3/6 Chỉ số nội dung thuộc nhóm có điểm và thứ hạng tốt: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (xếp thứ 2/63), Công khai minh bạch (xếp thứ 1/63) và Cung ứng dịch vụ công (xếp thứ 8/63); tuy nhiên, vẫn còn một số Chỉ số nội dung giảm điểm, giảm thứ hạng.

Để khắc phục những hạn chế, nâng cao Chsố hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh trong năm 2017 và những năm tiếp theo, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền hành chính minh bạch, liêm chính, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị các ngành, các cấp thực hiện tốt các giải pháp, cụ thể như sau:

I. Các giải pháp chung

1. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 126/KH-UBND nhằm nâng cao Chỉ số PAPI gắn với nâng cao nhận thức và quyết tâm trong hành động, đồng bộ với chương trình cải cách hành chính; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ năm 2017.

2. Vận hành Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, gắn với việc thay đổi tư duy trong quản lý: chuyển sang đánh giá tới kết quả cuối cùng; lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

3. Tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện cả 06 nội dung của Chỉ số PAPI, trong đó, cần đặc biệt quan tâm cải thiện các nội dung có thứ hạng thấp hoặc có nhiều dư địa cần cải thiện; đồng thời giữ vững và phát triển các nội dung được đánh giá thực hiện tốt trong kết quả Chỉ số PAPI năm 2016.

4. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; bi dưỡng kỹ năng mm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, địa phương để nâng cao nhận thức, phục vụ nhân dân tốt hơn; thay đổi ứng xử của cơ quan Nhà nước và người dân theo tinh thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm; khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân gây giảm điểm đối với từng chsố thành phần, từng Chỉ số nội dung trong Chỉ số PAPI.

5. Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho người dân theo chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh hướng về cơ sở; lắng nghe và kịp thời giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ngay từ cơ sở.

II. Các giải pháp cải thiện điểm Chỉ số nội dung PAPI

1. Các giải pháp nâng cao điểm Chỉ số nội dung bị giảm điểm hoặc Chỉ số thành phần xếp thứ hạng thấp trong cả nước

1.1. Trách nhiệm giải trình với người dân

- Thực hiện hiệu quả Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Tiếp công dân năm 2014 làm tăng mức độ và hiệu quả tương tác giữa chính quyền địa phương với người dân nhằm đáp ứng yêu cầu; giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân. Chính quyền các cấp cần chủ động và tích cực hơn trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với người dân thông qua các cuộc họp dân thường xuyên hoặc bất thường. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; kịp thời phát hiện các điểm yếu kém trong quản lý để khắc phục và nâng cao trách nhiệm giải trình đối với người dân.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong việc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ của cấp chính quyền cơ sở với người dân. Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, quy định của pháp luật và các quy trình cơ bản cho Ban Thanh tra nhân dân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện nghiêm Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/08/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Các cơ quan Nhà nước nâng cao trách nhiệm giải trình thông qua hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn của HĐND các cấp; giải trình về phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông, ý kiến của nhân dân thông qua các cổng thông tin điện tử tnh, các trang thông tin của Sở, ngành và phản ánh trực tiếp của nhân dân. Triển khai phần mềm 4P trong tiếp nhận và giải trình ý kiến của nhân dân dựa ứng dụng công nghệ di động thông minh.

- Triển khai lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm cấp xã theo phương pháp mới tại Đề án đôi mới công tác kế hoạch, đảm bảo có sự tham gia của người dân.

1.2. Đẩy mạnh kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

a) Đối với các cơ quan hành chính

- Tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, địa phương phải được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và bộ phận “một cửa” cấp xã. Thủ tục, quy trình, thời gian giải quyết, lệ phí, các biu mẫu,... theo quy định, phải được công khai và hướng dẫn người dân kê khai thực hiện đúng quy định.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để người dân hiểu, giám sát và phản ánh những biểu hiện tham nhũng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng kiểm tra đột xuất việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức gây nhũng nhiễu, phiền hà người dân.

- Thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp trong việc đánh giá, sử dụng cán bộ có năng lực, nghiên cứu điều chỉnh bổ sung chính sách thu hút nhân tài; triển khai thực hiện Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng “vị thân” trong tuyển dụng nhân lực, đề bạt, sử dụng cán bộ vào khu vực công theo chđạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh (Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, cổng Thông tin điện tử...) trong việc phát hiện, đưa tin, phản ánh các vụ việc có biểu hiện vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, để cơ quan có thẩm quyền kịp thời vào cuộc xác minh, xử lý.

- Thiết lập đường dây nóng của từng ngành nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tiêu cực trong hoạt động quản lý Nhà nước.

b) Về quyết tâm phòng, chống tham nhũng

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chng tham nhũng. Mở các chuyên mục tuyên truyền, giáo dục các vấn đề liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

[...]