Kế hoạch 7641/KH-UBND về khắc phục và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Lâm Đồng năm 2017 và những năm tiếp theo
Số hiệu | 7641/KH-UBND |
Ngày ban hành | 10/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Đoàn Văn Việt |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7641/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 11 năm 2017 |
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, chỉ số PAPI của tỉnh Lâm Đồng năm 2016 đạt 35,20 điểm, nằm trong nhóm điểm trung bình thấp.
Sau khi phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học phân tích, thảo luận, làm rõ nội dung, điểm số của từng chỉ số thành phần và nghe các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị góp ý, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch khắc phục những hạn chế, tồn tại và giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh trong các tháng cuối năm 2017 và những năm tiếp theo như sau:
1. Mục đích
- Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện PAPI của tỉnh năm 2016. Xác định nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị và hành chính công trên 06 nội dung chính: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, phường, thị trấn và mỗi cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) tại các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu Chỉ số PAPI năm 2017 của tỉnh xếp hạng ở vị trí cao hơn năm 2016 và tiếp tục cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng qua các năm tiếp theo.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI phải gắn với thực hiện có hiệu quả Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh. Đồng thời gắn với việc cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR INDEX).
- Tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Chỉ số PAPI của tỉnh là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành. Trong đó trọng tâm là các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số PAPI hàng năm của tỉnh.
1. Căn cứ kết quả Chỉ số PAPI năm 2016 của tỉnh, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, địa phương, đơn vị tiến hành kiểm tra, đối chiếu các chỉ số nội dung, chỉ số nội dung thành phần, chỉ tiêu chính bị giảm điểm, thứ hạng để xác định nguyên nhân hạn chế, yếu kém thuộc phạm vi, lĩnh vực được giao phụ trách; xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
2. Người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát, chủ động ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực xảy ra trong thực thi công vụ của đội ngũ các bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, địa phương, đơn vị.
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ, chú trọng kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở tại xã, phường, thị trấn1. Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý CBCCVC có hành vi sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, thiếu trách nhiệm,... trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp, công nghệ hiện đại vào dịch vụ hành chính công và công tác thi tuyển để nâng cao chất lượng tuyển dụng và phòng, chống tiêu cực trong việc tổ chức thi tuyển công chức.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tăng cường chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện niêm yết, công khai minh bạch kịp thời các quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, khung giá đất, các quy định, chính sách liên quan đến đền bù, hỗ trợ, giải tỏa, tái định cư,... để người dân biết, tiếp cận, thực hiện và giám sát thực hiện. Nghiên cứu xây dựng bản đồ, cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý lâu dài trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đến CBCCVC và nhân dân; nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính nói chung và chứng thực, xác nhận tại cấp xã nói riêng. Kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế những thủ tục hành chính không còn phù hợp với quy định hiện hành. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
6. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế công lập (nhất là tại tuyến huyện, tuyến xã), dịch vụ giáo dục; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công về y tế, giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm đạo đức chuyên môn, nghề nghiệp.
7. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với người dân2. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh; đồng thời công khai rộng rãi kết quả xử lý đối với tổ chức, cá nhân gây khó khăn, nhũng nhiễu, tiêu cực để người dân biết.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình rà soát, xét duyệt và công khai các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết các chế độ chính sách xã hội theo đúng quy trình, thủ tục quy định; đánh giá mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân trên địa bàn trong lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
9. Sở Tài chính tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm các quy định, quy trình về công khai minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý ngân sách ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công khai ngân sách ở xã, phường, thị trấn.
10. Công an tỉnh:
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh; tập trung truy quét, trấn áp tội phạm ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp, thường xảy ra trộm cắp, ma túy, cờ bạc... Phát huy và tiếp tục nhân rộng các mô hình “Tự quản, tự phòng”, nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn khu dân cư.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục thực hiện tốt Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.
11. UBND các huyện, thành phố:
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung, kết quả thực hiện Chỉ số PAPI hàng năm của tỉnh đến đội ngũ CBCCVC cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo rà soát để khắc phục những hạn chế, yếu kém qua kết quả khảo sát năm 2016.