Kế hoạch 9312/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình hành động 35-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu 9312/KH-UBND
Ngày ban hành 16/10/2014
Ngày có hiệu lực 16/10/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Văn Hữu Chiến
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9312/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 35-CTR/TU NGÀY 25/01/2014 CỦA THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW CỦA BCH TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XI) “VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

Thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/01/2014 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 35), UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển hệ thống GD&ĐT thành phố một cách hợp lí theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập khu vực và quốc tế; đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao và tác phong chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, kỹ năng thực hành, năng lực ngoại ngữ, tin học; phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo và tiềm năng của người học.

- Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

 

NỘI DUNG

TÌNH HÌNH HIỆN NAY

CHỈ TIÊU ĐẾN NĂM 2020

1

2

3

4

 

a) Giáo dục mầm non

Tỉ lệ trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

0,9%

0,5%

Tỉ lệ trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non bị thừa cân (béo phì)

1,3%

Dưới 1%

Trẻ mầm non ra lớp, trẻ độ tuổi nhà trẻ

49,1%

65%

Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi và 4-5 tuổi đến trường

96,6%

97%

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường

99,9%

100%

Tỷ lệ xã, phường, quận, huyện duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi

100%

100%

Tỷ lệ giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) đạt trình độ chuẩn hóa

100% đạt chuẩn.

Trên chuẩn:

- CBQL: 86%;

- GV: 61%.

100% đạt chuẩn.

Trên chuẩn:

- CBQL: 100%;

- GV: 85%.

Tỷ lệ chủ nhóm lớp độc lập tư thục được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí nhóm lớp

100%

100%

Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

24,7%

50%

 

b) Giáo dục phổ thông

Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ra lớp

100%

100%

Tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (TH)

98,4%

99%

Tỷ lệ huy động trẻ em khuyết tật đến trường

60%

95%

Tỷ lệ học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn

0%

0%

Tỷ lệ học sinh trung học bỏ học hằng năm

0,13%

Không quá 0,10%

Tỷ lệ học sinh TH được học 2 buổi/ trên ngày

87,24%

100%

Tỷ lệ trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tổ chức dạy 2 buổi/ngày

 

- THCS: 1,20%;

- THPT: 1,80%.

- THCS: 35%;

- THPT: 20%.

Tỷ lệ trường TH, THCS, THPT có câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh, CLB các môn năng khiếu

100%

100%

Về học lực học sinh THCS, THPT

- THCS: Giỏi: 34,72%

Khá: 32,78%

TB: 28,08%

Yếu: 4,07%

Kém: 0,35%

- THPT: Giỏi: 8,49%

Khá: 38,39%

TB: 45,42%

Yếu: 7,89%

Kém: 0,29%

- THCS: Giỏi: 35%

Khá: 34%

TB: 27%

Yếu: 3,7%

Kém: 0,3%

- THPT: Giỏi: 9%

Khá: 39,8%

TB: 44%

Yếu: 7%

- Kém: 0,2%

Về hạnh kiểm học sinh THCS, THPT

 

-THCS: Tốt: 85,45%

Khá: 12,84%

TB: 1,67%

Yếu: 0,05%

- THPT: Tốt: 70,44%

Khá: 24,14%

TB: 4,82%

Yếu: 0,60%

THCS: Tốt: 86%

Khá: 12,95%

TB: 1%

Yếu: 0,05%

- THPT: Tốt: 71,5%

Khá: 25%

TB: 3%

Yếu: 0,5%

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT

98,41%

Đạt 98,5% trở lên

Trình độ nhà giáo và CBQL

100% đạt trình độ chuẩn. Trong đó, trên chuẩn: 73,51%; đại học 84,7%, thạc sĩ: 3,2%.

100% đạt trình độ chuẩn. Trong đó, trên chuẩn 85%; đại học: 95%, thạc sĩ: 4,5%.

Tỷ lệ trường TH, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia.

- TH: 69,6%

- THCS: 31,6%

- THPT: 21,7%

- TH: 83%;

- THCS: 65%;

- THPT: 73%.

Tỷ lệ xã, phường, quận, huyện duy trì và giữ vững kết quả PCGD TH đúng độ tuổi, PCGD THCS và PCGD THPT

100%

100%

 

c) Giáo dục chuyên nghiệp

Tỷ lệ công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương

- THCS: 50%;

- THPT: trên 30%.

- THCS: 70%;

- THPT: 50%.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

0,9%

25%

Tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề

81%

95%

Số lao động được đào tạo nghề

222.591

383.000

Tỉ lệ lao động tham gia trong nền kinh tế đã được đào tạo nghề

52%

60%

 

d) Giáo dục đại học

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng

10,62%

21%

Số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo mới

1.079 người

(năm 2013)

5.000 người

 

e) Giáo dục thường xuyên

Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ

99%

99%

Tỷ lệ người biết chữ tiếp tục học Chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

70%

90%

Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng

40%

70%

Tỷ lệ nhà giáo và CBQL giáo dục đạt trình độ trên chuẩn

19%

25%

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Ngành GD&ĐT cùng với các sở, ban, ngành, đơn vị và các cơ quan truyền thông, báo chí chủ động phối hợp trong việc tổ chức học tập, tuyên truyền, giải thích các nội dung của Chương trình hành động số 35, tập trung vào các nội dung:

- Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kinh nghiệm phát triển GD&ĐT của thành phố Đà Nẵng.

- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và gia đình trong việc tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển GD&ĐT; xây dựng môi trường lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời.

- Biểu dương người tốt, việc tốt trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

2. Tăng cường quản lí nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT

a) Thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/ 12/ 2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

b) Tăng cường phân cấp quản lí theo quy định, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhằm tạo hành lang pháp lí cần thiết để các cơ sở GD&ĐT có cơ sở thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT thực chất và hiệu quả.

c) Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lí về GD&ĐT, phân cấp quản lí đồng bộ, trên cơ sở thực hiện chính quyền đô thị, theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với việc công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân.

d) Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục, dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, thông qua Ban Cán sự lớp, tổ chức Đoàn - Đội và các tổ chức chính trị xã hội, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá CBQL, CBQL cấp dưới tham gia đánh giá CBQL cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục.

e) Nâng cao năng lực quản lí nhà nước về GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lí nhà nước về GD&ĐT, ngành GD&ĐT thành phố, các quận, huyện, các cơ sở giáo dục xây dựng tiến độ từng bước chuẩn hóa về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ, viên chức. Tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân tham gia xây dựng và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, trong những năm đến, các trường học, cơ sở giáo dục xây dựng môi trường thuận lợi cho mọi người học tập, rèn luyện, được bình đẳng phát huy tư duy, sáng tạo, phát huy khả năng và nhân cách, tạo ra người lao động mới, nguồn nhân lực có phẩm chất, trí tuệ và tài năng đáp ứng hội nhập quốc tế.

g) Các địa phương, cơ sở GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hằng năm. Trước mắt, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 35, các địa phương và cơ sở giáo dục xây dựng Kế hoạch thực hiện năm học 2014-2015 và kế hoạch 5 năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020.

h) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong quản lí nhà nước về GD&ĐT, quản lí ngành, quản lí và chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin để bổ trợ, đổi mới phương pháp dạy và học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học thực chất, bền vững.

i) Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài. Thực hiện công khai kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trên cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT.

k) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lí giáo dục, việc thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương, các cơ sở giáo dục; xử lí nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai trước công luận nhằm khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm; tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; lạm thu trong trường học; những sai phạm trong đào tạo liên thông; liên kết đào tạo, đào tạo liên kết với nước ngoài.

3. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT

a) Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn CBQL giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lí về cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ