Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình hành động 23-CTr/TU thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 34/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2014
Ngày có hiệu lực 09/05/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 09 tháng 05 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 23-CTR/TU NGÀY 23/01/2014 CỦA TỈNH ỦY VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA

I. Kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV và XV, trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng. Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp, quy mô các cấp học, ngành học từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến rõ rệt; số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp học, ngành học và tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao. Công tác phổ cập giáo dục được củng cố, duy trì và phát triển bền vững. Toàn tỉnh đã hình thành phong trào thi đua học tập và tự học sôi nổi, rộng khắp trong cán bộ và nhân dân. Đã huy động thêm nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục và đào tạo. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo so với tổng chi ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo được quan tâm và kết quả thực hiện ngày một tốt hơn, cơ hội học tập cho mọi đối tượng được mở rộng.

Đạt được kết quả trên, trước hết là truyền thống hiếu học của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được phát huy mạnh mẽ; sự quan tâm, chăm lo của các cấp Ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể đã đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nỗ lực, tâm huyết, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua.

2. Hạn chế, yếu kém

- Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều giữa các vùng, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy người, dạy nghề; học sinh, sinh viên còn hạn chế về khả năng tự học, kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sống. Quy mô trường lớp và các cơ sở đào tạo còn nhỏ, lẻ; quy mô đào tạo nghề hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu; trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu; đào tạo chưa gắn với sử dụng. Nguồn nhân lực còn thiếu nhiều lao động, cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Tỷ lệ giáo viên, giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ của tỉnh chưa cao; năng lực đội ngũ giáo viên chưa thực sự tương xứng với bằng cấp, trình độ hiện có; một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa thường xuyên chăm lo rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy.

3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Những hạn chế, yếu kém có nhiều nguyên nhân, song cơ bản tập trung vào một số nguyên nhân sau: Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền chưa có những biện pháp, giải pháp hiệu quả trong thực hiện cơ chế, chính sách để thể hiện đầy đủ quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phân cấp quản lý hệ thống giáo dục trên một số lĩnh vực chưa phù hợp; cơ chế quản lý của ngành chưa phát huy quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường. Công tác giáo dục hướng nghiệp ở giáo dục phổ thông chưa cao. Phương pháp giáo dục và đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Bệnh thành tích trong giáo dục, áp lực tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn còn chi phối nặng nề. Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy tốt vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật. Các chính sách đã ban hành chưa đủ động lực để khuyến khích nghề dạy học, chưa động viên được những giáo viên dạy giỏi và giảng viên có trình độ cao; chưa có chính sách thu hút học sinh khá, giỏi vào học các ngành sư phạm. Hệ thống trường sư phạm tuy đã được quan tâm, đầu tư hơn trước, nhưng vẫn chưa đủ sức làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

B. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I. Mục đích yêu cầu

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện tốt các nội dung trong Chương trình hành động số 23/CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong thời gian qua, tạo sự chuyển biến đồng bộ, mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

4. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ và có hiệu quả.

II. Phương hướng, mục tiêu đến năm 2020

1. Phương hướng:

Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy. Tập trung tăng cường sự quản lý của Nhà nước, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện và thực chất các điều kiện đảm bảo chất lượng, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, công bằng; nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tạo chuyển biến căn bản, rõ nét về chất lượng, hiệu quả, hướng tới mục tiêu xây dựng sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển bền vững, đồng bộ trên nền tảng xã hội học tập.

2. Mục tiêu:

Xây dựng nền giáo dục và đào tạo phát triển đồng bộ, cân đối cơ cấu và quy mô; đa dạng hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của nhân dân, hướng tới “xã hội học tập”. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, phẩm chất, đạo đức; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi đôi với đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, ý thức chấp hành pháp luật nhằm bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điêu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Đến năm 2020, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu:

- Giáo dục mầm non: Có ít nhất 45% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 5%.

- Giáo dục phổ thông: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học, trung học cơ sở là 100% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 78% trẻ em khuyết tật trong độ tuổi tiểu học được đi học. Thực hiện tốt công tác phân luồng từ trung học cơ sở.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ