Kế hoạch 7708/KH-UBND năm 2017 về đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 7708/KH-UBND
Ngày ban hành 13/12/2017
Ngày có hiệu lực 13/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7708/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/3/2017 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020”, cụ thể như sau:

I. Thực trạng về ATTP và sự cần thiết của công tác truyền thông về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

1. Thực trạng về ATTP:

Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP đã có nhiều sự chuyển biến tích cực; chính quyền địa phương và các sở, ngành đã tăng cường trách nhiệm trong quản lý chất lượng vệ sinh ATTP thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục pháp luật, thanh tra, kiểm tra ATTP; hoạt động kiểm soát, theo dõi nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm thực phẩm, đặc biệt nguồn gốc rau, thịt, trứng... được cơ quan quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm chú trọng. Ý thức và thực hành về vệ sinh ATTP của cộng đồng được nâng cao. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, tuân thủ các quy định của nhà nước về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATTP trong địa bàn tỉnh còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn như:

- Vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn chưa đủ cung cấp cho người tiêu dùng; chưa xây dựng, quy hoạch được khu giết mổ gia súc, gia cầm an toàn; việc tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, tăng trưởng, chất cấm trong rau, thịt; sử dụng phụ gia, phẩm màu không rõ nguồn gốc trong sản xuất, chế biến thực phẩm... gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.

- Thực phẩm tại các chợ trên địa bàn cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt các chợ tự phát ngày càng phát sinh; việc kiểm soát, lưu thông thực phẩm từ nơi khác về Quảng Ngãi, giữa các vùng miền trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn lưu thông trên địa bàn tỉnh.

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống như: thức ăn đường phố, nấu đám tiệc lưu động ngày càng phát triển về quy mô, gia tăng về số lượng, vì vậy việc kiểm soát chất lượng vệ sinh ATTP đối với loại hình này còn gặp nhiều khó khăn.

- Trước nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, một số cơ sở vì mục đích lợi nhuận dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; bên cạnh đó thói quen, tập tục ăn uống của người dân có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là rất cao.

2. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP:

Căn nguyên của những tồn tại, thách thức trong công tác ATTP như đã nêu trên là do sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng về chất lượng vệ sinh ATTP còn hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về ATTP chưa được quan tâm đúng mức, còn hạn chế về nội dung và hình thức, chưa phù hợp với đối tượng, chưa tổ chức thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm trong năm tại các vùng trọng điểm. Một số nơi, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý ATTP chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền và giáo dục thực hành vệ sinh ATTP cho người dân. Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý vệ sinh ATTP còn hạn chế, đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP còn ít về số lượng, chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng truyền đạt, do đó chất lượng tuyên truyền, phổ biến chưa cao. Việc huy động các tổ chức xã hội, hiệp hội... tham gia vào việc phổ biến tuyên truyền pháp luật về ATTP còn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế chính sách phối hợp và đặc biệt là cơ chế tài chính.

Trước thực trạng trên, việc xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động truyền thông ATTP giai đoạn 2017-2020, mục đích nâng cao hiểu biết và thực hành của cộng đồng trong việc đảm bảo ATTP là rất cần thiết và cấp bách, nhằm:

- Duy trì những thành quả trong công tác bảo đảm ATTP đã đạt được.

- Nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của chính quyền, cơ quan quản lý, các sở, ban, ngành, đoàn thể, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quản lý ATTP; nâng cao kiến thức và thực hành đảm bảo ATTP của người tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; nâng cao hiểu biết và thực hành của người tiêu dùng trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

- Ứng phó có hiệu quả với các sự cố về NĐTP, các thông tin không chính xác về ATTP, không để người dân hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, thực hiện các chính sách đối với công tác bảo đảm ATTP.

II. Căn cứ xây dựng kế hoạch:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP;

- Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/3/2017 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới;

- Hướng dẫn số 42-HD/BTGTU ngày 03/4/2017 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi;

- Kế hoạch số 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.

III. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

1. Mục tiêu chung:

[...]