Kế hoạch 6295/KH-UBND năm 2016 đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 6295/KH-UBND
Ngày ban hành 03/11/2016
Ngày có hiệu lực 03/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6295/KH-UBND

Quảng ngãi, ngày 03 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trong thời gian qua, UBND các cấp, các sở, ngành chức năng đã tăng cường trách nhiệm thực hiện tt công tác quản lý nhà nước, nhờ vậy công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từng bước đi vào nề nếp; công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật về ATTP được tăng cường; người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã hiểu và tuân thủ thực hiện đúng quy định của nhà nước về ATTP; ý thức và thực hành trong việc lựa chọn, chế biến, sử dụng thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong thời gian đến như:

- Chưa xây dựng, quy hoạch được vùng sản xuất rau, củ, quả, khu giết mgia súc, gia cầm an toàn; việc tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, tăng trưởng, chất cấm trong rau, thịt... gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.

- Việc kiểm soát lưu thông thực phẩm từ nơi khác về Quảng Ngãi, giữa các vùng miền trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn lưu thông trên địa bàn tỉnh;

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống như: thức ăn đường phố, nấu đám tiệc lưu động... ngày càng phát triển về quy mô, gia tăng về số lượng, vì vậy việc kiểm soát chất lượng ATTP đối với loại hình này còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vì mục đích lợi nhuận dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; thêm vào đó thói quen, tập tục ăn uống của người dân có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là rất cao.

- Một số địa phương, chính quyền các cấp chưa thực sự vào cuộc quyết liệt. Mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở các tuyến còn yếu, đặc biệt là tuyến xã, phường, thị trấn; đội ngũ cán bộ chưa được chuyên môn hóa; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ATTP trong tình hình mới.

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch Đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 13/CT-TTG ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP;

- Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

II. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Tăng cường việc kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm về cơ bản được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi.

2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng.

* Giai đoạn năm 2016-2018, phấn đấu đạt tỉ lệ các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP:

- 85% đối tượng là người quản lý (bao gồm lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm);

- 75% đối tượng là người sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm;

- 75% đối tượng là người tiêu dùng.

* Giai đoạn năm 2019 -2020, phấn đấu đạt tỉ lệ các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP:

- 100% đối tượng là người quản lý;

- 90% đối tượng là người sản xuất, chế biến, kinh doanh (SX-CB-KD) thực phẩm;

- 80% đối tượng là người tiêu dùng.

b) Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý ATTP.

[...]