Kế hoạch 2230/KH-UBND năm 2016 truyền thông về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 2230/KH-UBND
Ngày ban hành 19/10/2016
Ngày có hiệu lực 19/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2230/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 19 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Lợi ích của việc bảo đảm an toàn thực phẩm

- An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người, được xã hội rất quan tâm. Bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cgắng trong quản lý, bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về ATTP vẫn còn phổ biến; thực phẩm kém chất lượng, các cơ sở chế biến, kinh doanh, thực phẩm không bảo đảm về vệ sinh, thực phẩm ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

- Cơ chế thị trường kết hợp với tiến trình hội nhập quốc tế khiến các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng hóa chất, phụ gia trong sản xuất kinh doanh thực phẩm trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả...; nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý; nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt c, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phm. Việc bảo quản lương thực, thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ th, ảnh hưởng tới giống nòi, gây bệnh tim mạch và ung thư...

2. Khó khăn, thách thức trong công tác bảo đảm ATTP:

- Quản lý ATTP là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp chịu trách nhiệm; trong đó, 3 ngành được giao nhiệm vụ chính là Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế được phân công là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về ATTP.

- Còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATTP như: Nhân lực làm công tác ATTP còn mỏng; hệ thống làm công tác quản lý ATTP chưa thực sự quyết liệt, còn nhiu lúng túng trong công tác phối hợp liên ngành, trong việc giám sát phát hiện và xử lý những vi phạm về ATTP; kinh phí cho hoạt động ATTP còn hạn chế, đặc biệt kinh phí giám sát và xét nghiệm; công tác truyền thông chưa hiệu quả chưa kết ni được thực phẩm sạch với người tiêu dùng, chưa công khai được những cơ sở vi phạm trên thông tin đại chúng...

3. Thực trạng công tác truyền thông về ATTP:

3.1. Thun lợi:

3.1.1. Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe:

Hiện nay trên cả nước đã hình thành hệ thống các Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trực thuộc Sở Y tế. Tại các huyện có các phòng truyền thông. Tại tuyến xã có t truyn thông, cán bộ phụ trách công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và hệ thống nhân viên y tế thôn, tổ dân phố, cộng tác viên y tế...

3.1.2. Hệ thống thông tin đại chúng:

- Hệ thống thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin sâu rộng tới người dân, cộng đồng với thời gian nhanh nhất. Tại Hải Phòng hệ thống truyền hình, phát thanh, các cơ quan báo chí hoạt động khá hiệu quả. Các Sở, ngành đều có đơn vị, bộ phận làm công tác truyền thông; các quận, huyện có đài phát thanh quận, huyện và hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn.

- Hệ thống thông tin đại chúng đã tích cực tham gia đưa nhiều tin bài để tuyên truyền đến người dân các kiến thức về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe.

3.1.3. Công tác phối hợp:

Các ngành Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công Thương đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng trong các hoạt động truyền thông nâng cao hiểu biết của cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh, ATTP, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3.2. Một số khó khăn, thách thức trong công tác truyền thông về ATTP:

3.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân đi với ATTP:

- Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh dịch có liên quan đến ATTP đòi hỏi công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phải chủ động tuyên truyền cho người dân, người kinh doanh, sản xuất thực phẩm hiểu rõ tầm quan trọng của thực phẩm an toàn. Nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân cho thấy: Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là kinh doanh thức ăn đường phố đa số là nghèo, điều kiện kinh doanh tạm bợ, do đó có thể có những yêu cầu mà họ chưa làm tốt như: Mặt bằng hợp vệ sinh, chi phí khám sức khỏe, tập huấn... Phần lớn các đối tượng này có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp nhận kiến thức về vệ sinh ATTP. Việc làm đầu tiên và vô cùng cấp thiết là truyền thông giáo dục cho chính những đối tượng này.

- Hiện nay, người dân được tiếp cận thường xuyên và liên tục các thông tin về ATTP qua nhiều kênh thông tin khác nhau như qua tivi, radio, sách báo... Tuy nhiên, kiến thức về ATTP, ăn sạch, uống sạch, ở sạch được cung cấp bởi cán bộ y tế, qua các kênh thông tin của ngành Y tế được người dân tin tưởng và ủng hộ cao hơn cả. Nhu cầu được thường xuyên cập nhập, cung cấp thông tin về ATTP của người dân là rất lớn, nhưng số người dân được cung cấp thông tin chuẩn xác về ATTP qua các kênh truyền thông của ngành Y tế chưa nhiều, đa phần người dân hiện nay vẫn tự tìm kiếm thông tin qua các trang mạng xã hội, internet...

3.2.2. Sự điều phi trong công tác truyền thông về ATTP trong hệ thống truyền thông y tế:

- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về ATTP trong cộng đồng đóng vai trò quan trọng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, trong một số sự kiện xảy ra có liên quan đến ATTP thì sự đáp ứng của truyền thông chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chưa có bộ phận điều phối hoạt động truyền thông để xây dựng kế hoạch, điều hành, phối hợp giữa các bên liên quan. Chưa có quy trình xử lý (nhất là xử thông tin) chuẩn để thực hiện khi sự cố xảy ra, vì vậy vẫn còn lúng túng và chưa huy động được sự ủng hộ của các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác đảm bảo ATTP; đảm bảo thông tin về ATTP được đưa đầy đủ, chính xác, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc thu thập thông tin và đánh giá hiệu quả truyền thông của công tác ATTP chưa được làm thường xuyên, vì vậy thiếu cơ sở để xây dựng một kế hoạch chiến lược dài hạn.

- Thông tin cho người dân vẫn là một chiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp còn ít, hạn chế về số lượng và nội dung truyền thông; tài liệu truyền thông chưa đa dạng và cập nhập kịp thời. Người dân sống tại các vùng nông thôn, kinh tế khó khăn, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, kiến thức về ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Người dân thành thị tiếp cận nhiều hình thức truyền thông khác nhau; nhưng chính sự đa dạng hóa về các phương tiện truyền thông dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý thông tin. Bên cạnh đó có các thông tin đa chiều liên quan đến ATTP chưa được kiểm soát kịp thời sẽ lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân.

- Sự huy động nguồn lực cho truyền thông ATTP còn yếu, chưa được quan tâm chú trọng, cần có sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Sở, ngành, đoàn thể xã hội khác nhằm huy động được nguồn kinh phí, vật tư từ xã hội phục vụ công tác bảo đảm ATTP; đồng thời huy động được nguồn nhân lực tham gia công tác truyền thông về ATTP.

[...]