Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 75/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2022
Ngày có hiệu lực 14/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Hà Giang, ngày 14 tháng 03 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình (gọi tắt là Nghị quyết số 11/NQ-CP) tới các cấp, các ngành, các đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Đề ra các nhiệm vụ, giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời cụ thể hóa, phân công trách nhiệm của từng ngành, lĩnh vực, địa phương trong công tác lãnh đạo, tổ chức triển khai, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

3. Phổ biến, tuyên truyền Kế hoạch của UBND tỉnh đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về giữ vững ổn định nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023) trên địa bàn tỉnh.

b) Triển khai các các chính sách hỗ trợ của Chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực. Các chính sách hỗ trợ phải được triển khai kịp thời, hiệu quả và phù hợp với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các nhiệm vụ, giải pháp đề ra phải đảm bảo tính khả thi, có khả năng giải ngân nhanh các nguồn lực.

c) Phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm các chính sách và nguồn lực được thực hiện hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

2. Mục tiêu

a) Phục hồi và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra của giai đoạn 2021-2025: Tăng trưởng GRDP bình quân 8%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.000 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo duy trì mức giảm bình quân 4%/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Trong đó:

- Năm 2022, phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 7,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.800 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm, tương ứng với giảm 5.700 hộ nghèo; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56,2%.

- Năm 2023, phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 8,2%; GRDP bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.130 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,4%/năm, tương ứng với giảm 7.660 hộ nghèo; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,6%.

b) Tập trung huy động nguồn lực, triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ, chương trình tín dụng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

c) Nghiên cứu trình ban hành cơ chế, chính sách, Kế hoạch của UBND tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình MTQG tại địa bàn tỉnh Hà Giang 05 năm và hàng năm, đảm bảo việc lồng ghép tối đa các nguồn vốn các Chương trình hiệu quả đúng nguyên tắc, mục tiêu, đúng đối tượng, định mức các Chương trình, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Chương trình của UBND tỉnh đề ra hàng năm và giai đoạn 2021-2025.

c) Tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là người lao động, người nghèo, các đối tượng yếu thế, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện quyết liệt và đồng bộ, hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp:

a) Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP hiệu quả, nhất quán; sử dụng các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động đến sản xuất kinh doanh; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các phương thức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tốt với các diễn biến của tình hình dịch bệnh nhằm duy trì thông suốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh có dịch Covid-19.

b) Nghiên cứu, rà soát, đề xuất, kiến nghị tháo gỡ các rào cản về thể chế, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã ban hành; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; Nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

c) Đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực đối với người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với tập thể, cá nhân gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

d) Về giải ngân vốn đầu tư công: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về đầu tư xây dựng. Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và đơn vị, nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; tiếp tục huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các thủ tục đầu tư, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Các Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân từng tháng; thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện từng công trình, từng dự án theo lộ trình tiến độ đề ra, kiểm tra năng lực nhà thầu trong việc bố trí máy móc, thiết bị, vật tư, nhân lực, vv... để đáp ứng yêu cầu của dự án đầu tư. Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh về kết quả đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị, địa phương mình; phân công cụ thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc giải ngân, thường xuyên kiểm tra tiến độ tại thực địa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án.

đ) Đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức; triển khai kế hoạch phòng chống, kiểm soát, thích ứng với dịch bệnh Covid - 19, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện; chuẩn bị sẵn sàng các phương án trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, ảnh hưởng năng lực đối phó. Phát huy sức mạnh của người dân, hệ thống chính trị cơ sở trong tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

e) Triển khai thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách và nhiệm vụ liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ