Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2022
Ngày có hiệu lực 21/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Hoàng Gia Long
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Hà Giang, ngày 21 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030; Công văn số 8425/BCT-XTTM ngày 28/12/2021 của Bộ Công Thương về việc xây dựng kế hoạch hành động thực hiện “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.

UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022-2025”, cụ thể như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (XTTM)

1. Một số kết quả đạt được

Những năm gần đây, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trên nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp được ưu tiên, trú trọng và đạt được một số kết quả:

- Công tác tuyền truyền, đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân về sự cần thiết, tính cấp bách của ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, đặc biệt là các kiến thức pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) và kỹ năng triển khai thực hiện TMĐT luôn được quan tâm chia sẻ, tuyên truyền thông qua: các lớp đào tạo tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tờ rơi…).

- Công tác định hướng cho các hoạt động về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số được quan tâm triển khai, thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch, như: Quyết định 796/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 về phê duyệt Đề án thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang; kế hoạch số 238/KH- UBND ngày 21/10/2020 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025… Đặc biệt, năm 2021 là năm ghi nhiều dấu ấn về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang. Tỉnh ủy đã ban hành 01 Nghị quyết về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh); UBND đã ban hành các kế hoạch về chuyển đổi số, như: Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 07/12/2021; Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 07/12/2021; Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 21/12/2021… Thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh (tỉnh đã thành lập Ban điều hành Chuyển đổi số tỉnh Hà Giang), tạo điều kiện cho việc hình thành chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số (như: mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh (ICT Index) ở mức khá so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 80,53%; tỷ lệ các cơ quan hành chính có trang/cổng thông tin điện tử đạt 100%; tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan đạt 100%; tỷ lệ UBND cấp huyện, cấp xã có điểm cầu trực tuyến đạt 100%; bước đầu hình thành một số nền tảng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hệ thống thông tin báo cáo…); thúc đẩy phát triển Hạ tầng xã hội số (như: 100% các xã đã có cáp quang đến trung tâm; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.418 trạm (783 trạm 2G, 932 trạm 3G, 703 trạm 4G); tỷ lệ xã, phường, thị trấn có mạng Internet băng rộng đến khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%; tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%; tỷ lệ điện thoại thông minh đạt khoảng 58,2%...). Đồng thời, Kinh tế số bước đầu hình thành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, y tế, du lịch, dịch vụ với nhiều hình thức kinh doanh mới, dựa trên thương mại điện tử và logistics.

- Trong công tác xúc tiến thương mại, hoạt động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số được đẩy mạnh, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong công tác quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, như: xây dựng và duy trì hoạt động sàn thương mại điện tử tỉnh (dacsanhagiang.net); phối hợp với UBND các huyện, thành phố lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện, hỗ trợ xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch thương mại điện tử; phối hợp với các đơn vị (Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, Chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang…) hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử (Sendo, Voso, Postmart) và tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; phối hợp với tập đoàn FPT tổ chức triển lãm nông sản trực tuyến, truyền thông trên sàn TMĐT VnExpres và Sendo… Thông qua hoạt động TMĐT, các sản phẩm, hàng hóa nông sản đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh được quảng bá nhiều hơn, hình ảnh được thiết kế bắt mắt hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước, sản phẩm bán được nhiều hơn, tạo thu nhập cao hơn cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang.

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

- Việc kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu về XTTM còn chậm triển khai, do chưa có hướng dẫn cụ thể và đơn vị đầu mối thực hiện.

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn chế trong hiểu biết về bản chất, lợi ích của ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM, cũng như thói quen mua, bán hàng truyền thống của người dân trong sinh hoạt và hoạt động kinh doanh.

- Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực nên chưa mạnh dạn ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa phần các doanh nghiệp, đơn vị không có nhân viên quản trị mạng, dữ liệu công nghệ thông tin, quản trị các sản phẩm, gian hàng của mình trên sàn giao dịch, dẫn đến khó khăn, hạn chế trong việc tiếp nhận các thông tin, đơn hàng và giải quyết đơn hàng cho khách hàng.

- Sự tiếp cận bán hàng của các đơn vị, doanh nghiệp trên các sàn TMĐT chưa chuyên nghiệp từ khâu nhận đơn hàng, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng…trong đó kỹ thuật, cách thức đóng gói hàng hóa cho khách hàng còn chưa chuyên nghiệp, chưa hiệu quả.

- Các hoạt động TMĐT ở các vùng nông thôn, miền núi còn chưa phát triển, việc mua hàng trực tuyến hay thực hiện các giao dịch trên internet còn xa lạ với hầu hết người dân vùng sâu, vùng xa.

Phần II

NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, phổ biến và triển khai kịp thời, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra trong Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động Xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hiểu rõ việc đẩy nhanh tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng trong phát triển phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; dần hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022-2025” phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã - hội của tỉnh.

- Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU

[...]