Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 269/KH-UBND
Ngày ban hành 05/11/2021
Ngày có hiệu lực 05/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Hoàng Gia Long
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 269/KH-UBND

Hà Giang, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Chương trình số 06/CTr-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị Quyết 46/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;

Căn cứ Thông báo số 204/TB-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Hà Giang thông báo Kết luận phiên họp giao ban Lãnh đạo UBND tỉnh ngày 01 tháng 11 năm 2021;

UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

Phần I

HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG - LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

I. Hiện trạng cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang:

Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp, ngành và các thành phần kinh tế trên địa bàn, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản đang được phát triển về cả số lượng, đa dạng về nghề; giá trị sản xuất và xuất khẩu không ngừng tăng cao qua các năm ở nhiều lĩnh vực như: chế biến nông, lâm sản, dệt thổ cẩm... góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh đang từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, được định hướng đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, có đầu tư về máy móc hỗ trợ sản xuất nên nhiều sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, các lĩnh vực cụ thể như sau:

1. Chế biến chè

Năm 2020, tổng diện tích chè đạt 20.353,4 ha, diện tích chè kinh doanh toàn tỉnh đạt 18.289,8 ha; năng suất bình quân ước đạt 40 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 75.949 tấn. Trên địa bàn tỉnh đến nay có khoảng 257 cơ sở chế biến chè đang hoạt động, sử dụng nguồn nguyên liệu chè búp tươi sản xuất trên địa bàn để sơ chế, chế biến chè, trong đó có: 11 Doanh nghiệp (công ty TNHH, Công ty cổ phần), 22 cơ sở là HTX. Tổng công suất các cơ sở chế biến đạt trên 14.320 tấn/năm, trong đó các nhà máy quy mô công nghiệp đạt trên 8.000 tấn sp/năm. Đã có một số dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại, công suất lớn đã tạo ra được các sản phẩm chè chất lượng cao được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm nên đã tạo và mở rộng được thị trường tiêu thụ, với những sản phẩm chè xuất khẩu khá đa dạng, phong phú như: Chè đen, chè xanh, chè vàng, chè Phổ Nhĩ...bao gồm các đơn vị: Công ty TNHH thương mại Hùng Cường, Công ty cổ phần chè Hùng An, Công ty TNHH Hoàng Long, Công ty cổ phần trà Hữu Cơ Cao Bồ...

2. Chế biến lâm sản:

Năm 2020, tổng diện tích gỗ rừng trồng đến kỳ khai thác là 31.011,1 ha, tổng sản lượng khai thác 128.500 m3. Đến này trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 190 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Các cơ sở chế biến gỗ có ở hầu khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và tập trung nhiều nhất tại các huyện Bc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Sản phẩm chủ yếu gồm: Ván ép, ghép thành, viên gỗ nén, gỗ xẻ, gỗ bóc, dăm gỗ, giấy, các cơ sở gỗ mộc gia dụng...

Trên địa bàn tỉnh hiện có các nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ đã đi vào hoạt động gồm: Nhà máy sản xuất ván dán 50.000 m3sp/năm, ván ghép thanh 20.000 m3/năm tại khu công nghiệp Bình Vàng; nhà máy sơ chế gỗ tươi thành gỗ thanh sấy khô công suất 2.500 m3/năm tại Hùng An - Bắc Quang; nhà máy sản xuất viên gỗ nén công suất 20.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang; nhà máy ván ép công nghệ cao xuất khẩu công suất 15.000 m3/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang,...

3. Chế biến cam:

Năm 2020, tổng diện tích cam 8.610 ha, tổng diện tích cho thu hoạch 7.418 ha, tổng sản lượng đạt 80.979 tấn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 cơ sở chế biến cam, trong đó có 01 cơ sở quy mô công nghiệp và 02 cơ sở quy mô tiểu thủ công nghiệp, cụ thể như sau:

- Nhà máy chế biến nước hoa quả công suất 190.000 lít/năm do Công ty CP Tập đoàn dược Bảo Châu làm chủ đầu tư tại tổ 12, TT Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Cơ sở chế biến cam công suất 2 tấn cam/ngày tại thôn Khui Niếng - xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, do Công ty Cổ phần cam ta làm chủ đầu tư.

- Cơ sở chế biến cam công suất 5 tấn cam/ngày -HTX Phú Vinh - xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

4. Chế biến nông sản, thực phẩm:

Năm 2020, tổng diện tích sắn 4.974,8 ha, tổng diện tích cho thu hoạch 4.974,8 ha, tổng sản lượng đạt 44.979 tấn.

Nhà máy chế biến nông sản công suất 480 tấn sp nông sản/năm do Công ty Công ty TNHH một thành viên Hùng Hà Bắc Quang làm chủ đầu tư tại Cụm công nghiệp Nam Quang; Nhà máy chế biến nông lâm sản Việt Vinh, Bắc Quang công suất 4.800 tấn sp nông sản/năm và một số cơ sở chế biến dong riềng tại Hoàng Su phì, Xín Mần đã đi vào hoạt động.

5. Chế biến các sản phẩm khác:

Nhiều sản phẩm hàng lưu niệm, hàng hóa đặc trưng và làng nghề đã tạo được uy tín và niềm tin đối với người tiêu dùng, mật ong bạc hà Mèo Vạc đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, sản phẩm dệt lanh Lùng Tám đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh...Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác của các làng nghề cũng đang trên đà phát triển.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

II. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ