Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 10-CT/TU về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 09/KH-UBND
Ngày ban hành 07/01/2022
Ngày có hiệu lực 07/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Hoàng Nghĩa Hiếu
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/KH-UBND

Nghệ An, ngày 07 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10-CT/TU NGÀY 5/10/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU RỪNG TRỒNG THÂM CANH CHẤT LƯỢNG CAO GẮN VỚI CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, với những nội dung trọng tâm sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các cấp, các ngành, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, chủ rừng, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm với công tác bảo vệ và phát triển rừng;

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phát huy tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu địa phương, cơ quan đơn vị liên quan và toàn dân trên địa bàn tỉnh trong công tác phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua.

- Các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị, thấy rõ được lợi ích to lớn trong việc trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ Kế hoạch hành động này xây dựng kế hoạch, nội dung công tác hàng năm thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại địa phương đơn vị mình.

II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trồng rừng thâm canh, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, trồng cây dược liệu và thực hiện quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; đến năm 2025, năng suất bình quân đạt 20-30m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đạt 2,0 triệu - 2,2 triệu m3/năm.

- Đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh chiếm 30% diện rừng trồng cả tỉnh.

- 100% diện tích rừng của các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ và các chủ rừng là tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được thực hiện quản lý rừng bền vững.

- Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2025 đạt trên 50.000 ha.

- Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2020-2025 đạt trên 1,0 tỷ USD.

2. Quan điểm

- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương các cấp.

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm chính đối với lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục

a) UBND các huyện, thị xã, thành phố

[...]