ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 148/KH-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 10
tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN TRỒNG MỘT TỶ CÂY XANH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg
ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ
cây xanh giai đoạn 2021- 2025”; Kế hoạch số 2616/KH-BNN-TCLN ngày 07/5/2021 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Quyết định số
524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm
nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2809/TTr-SNNPTNT-KL ngày
30/6/2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ
cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021 -
2025 (gọi tắt là Đề án), nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề
án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua
của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong từng khu dân cư nông thôn,
khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia
của mọi người dân. Huy động tối đa nguồn lực của xã hội nhằm từng bước nâng cao
chất lượng và độ che phủ của rừng;
- Tuyên truyền, giáo dục về mục đích,
ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường rừng. Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vai trò, tác
dụng, giá trị của rừng, trồng cây, bảo vệ rừng gắn liền với phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần
bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
- Giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể đến từng
huyện, thị xã, thành phố làm cơ sở để tổ chức thực hiện. Phấn đấu hoàn thành các nội
dung thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ trên địa bàn tỉnh theo Kế
hoạch đề ra;
- Việc thực hiện phải phù hợp với điều
kiện của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không hình thức,
đúng quy hoạch; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học,
lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây,
trồng rừng, đảm bảo thiết thực hiệu quả.
- Ngoài trồng rừng tập trung, cần tăng
tỷ lệ trồng cây xanh phân tán tại các vùng nông thôn, khu vực đô thị, đường
giao thông, công trình hạ tầng đô thị, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, nhà
máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu văn hóa, lịch sử...
bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia;
- Thực hiện tốt công tác quản lý, giao
nhiệm vụ, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân để cây
trồng, rừng trồng sinh trưởng, phát triển;
- Việc tổ chức phải đảm bảo đầy đủ các
biện pháp an toàn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ: Giai đoạn
2021 - 2025 hoàn thành trồng 12.411.218 cây (tương đương diện tích 7.092 ha),
trong đó 4.294.000 cây phân tán (tương đương diện tích 3.533,1 ha) và 8.117.218
cây trồng rừng tập
trung (tương đương diện tích 3.559,2 ha), cụ thể:
1.1. Trồng cây
xanh phân tán (khu vực đô
thị và nông thôn)
a) Số lượng: Diện tích 3.533,1 ha,
tương đương 4.294.000 cây, bình quân trồng 858.800 cây/năm.
b) Loài cây trồng: Chọn loài cây trồng
phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng
địa phương, từng khu vực cụ thể; Không để phát tán các sinh vật ngoại lai xâm hại, có
nguy cơ xâm hại ra môi trường trong quá trình trồng, chăm sóc cây, đặc
biệt tại các khu vực hệ sinh thái tự nhiên, nhạy cảm. Ưu tiên trồng cây bản địa,
thân gỗ, đa mục đích, có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao, cây
quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương.
c) Địa điểm trồng:
- Tại khu vực đô thị: Trồng trên vỉa
hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở,
trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các
công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác, cụ thể như:
+ Các khu vực bãi thải mỏ, khai thác vật
liệu xây dựng sau đóng cửa, khu vực bãi rác đóng cửa... để cải tạo cảnh quan,
phục hồi môi trường;
+ Các khu vực phân chia một số khu vực
mỏ than, khu công nghiệp với khu dân cư, khu đô thị mới và các khu vực xung
quanh khác để hình thành các vùng đệm cây xanh có quy mô đủ lớn (từ 0,5 đến 1
km), cải tạo môi trường không khí đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân, hình thành cảnh quan đô thị;
+ Hệ thống công viên, khu dân cư,
chung cư cao tầng, khu vực đường phố, khu di tích, khu vực núi đá vôi... tạo cảnh
quan đẹp, cải tạo môi trường sông, phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái nhạy cảm.
- Tại khu vực nông thôn: Trồng trên đất
vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, nương
rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp,
khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng
khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân
tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, sa mạc hóa, bãi thải
khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác.
1.2. Trồng cây xanh
trong rừng tập trung
a) Số lượng: Diện tích 3.559,2 ha rừng
trồng tập trung, tương đương 8.117.218 cây (trong đó chiếm phần lớn là trồng rừng
ngập mặn quy hoạch rừng phòng hộ thuộc dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và
tăng cường tính chống chịu ven biển
tỉnh Quảng Ninh), bình quân trồng 1.623.443 cây/năm.
b) Loài cây trồng:
- Đối với rừng phòng hộ: trồng các loài cây
có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa và có khả năng chống chịu, sinh trưởng,
phát triển tốt;
- Đối với rừng sản xuất: trồng các
loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom, kết hợp trồng
cây gỗ nhỏ mọc
nhanh và cây gỗ lớn dài
ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi có điều
kiện thích hợp;
- Ưu tiên trồng các loài cây: Các địa
phương, đơn vị căn cứ tình hình, điều kiện thực tế tại đơn vị, trồng các loại
cây phù hợp, sinh trưởng và phát triển tốt. Ưu tiên trồng các loài cây
triển vọng phát triển rừng gỗ lớn có giá trị cao ở Quảng Ninh
như: Giổi xanh, Sồi phảng, Vù hương, Trám trắng, Lát hoa, Mỡ, Dẻ đỏ, Lim xanh,
Quế, Hồi, Sưa đỏ, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Sa mộc, Keo tai tượng, Keo lá tràm,
Sở...
(Có phụ lục
01 chi tiết danh mục loài cây phát triển rừng trồng cây gỗ lớn, cây bản địa trên
địa bàn tỉnh kèm theo)
c) Địa điểm trồng:
- Đối với đất rừng phòng hộ: Diện tích
đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, trong đó đặc biệt ưu tiên trồng rừng
phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng phòng hộ
ven biển.
- Đối với đất rừng sản xuất: Diện tích
đất được quy hoạch trồng mới rừng sản xuất.
(Chi tiết
theo phụ lục 02 kèm theo)
2. Giải pháp
thực hiện:
2.1. Rà soát, bố trí
quỹ đất trồng cây, trồng rừng
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; các Sở, ban ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các đơn vị đóng trên
địa bàn Tỉnh căn cứ Kế hoạch của tỉnh thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của
Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 để rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch lâm nghiệp, bố trí diện tích đất trồng rừng phòng hộ và trồng mới rừng sản
xuất phù hợp với quy hoạch đã có hoặc đang lập điều chỉnh; bố trí diện tích đất
trồng
cây
xanh đô thị, khu dân cư, công sở, đường giao thông; đất trồng cây xanh
nông thôn... phù hợp với địa phương, đơn vị mình.
- Đảm bảo diện tích đất đai thuộc các
đối tượng trồng cây phân tán phải có chủ quản lý, giám sát cụ thể, rõ ràng. Diện
tích đất có khả năng trồng cây thuộc
các tổ chức và hộ gia đình thì các tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm quản
lý và có kế hoạch cụ thể để trồng, chăm sóc cây xanh hàng năm. Đối với diện
tích đất công, các công trình công cộng, đường xá, bờ kênh mương thủy lợi...
thì chính quyền địa phương tổ chức giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
hiệp hội, đoàn thể quần chúng trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây phân tán phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế.
2.2. Về cây giống
- Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng năm,
các địa phương, đơn vị chủ động chuẩn bị đủ số lượng, cây giống có chất lượng. Lựa
chọn loài cây trồng phù hợp, cây trồng phải đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cây có
chất lượng tốt;
- Ưu tiên lựa chọn loài cây trồng gỗ lớn,
lâu năm, đa mục tiêu, các loài cây bản địa phù hợp với từng địa phương, tăng tỷ
lệ sử dụng các loài cây sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, tạo hom; trồng
cây trong những ngày thời tiết ấm, có mưa ẩm, trong khung thời vụ để đảm bảo
cây sinh trưởng, phát triển tốt;
- Loài cây trồng trong đô thị được thực
hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; loài cây trồng rừng tập trung và trồng cây
phân tán vùng nông thôn theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày
11/6/2010 của Chính phủ.
2.3. Về kỹ thuật và ứng
dụng khoa học công nghệ
a) Đối với cây xanh để trồng rừng tập
trung
- Trồng rừng phòng hộ:
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng
phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: trồng rừng ở nơi đất trống,
không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng; trồng hỗn giao loài cây bản địa,
cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ;
Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay, chắn sóng, lấn biển: thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên
ở địa phương;
trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng trong điều
kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt; trồng bổ sung tại những nơi
chưa đủ tiêu chí thành rừng.
- Trồng mới rừng sản xuất:
Xây dựng, hình thành vùng trồng tập
trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng
để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản. Khuyến khích sử dụng
các loài cây bản địa; trồng rừng hỗn loài, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh
và cây gỗ lớn dài ngày ở những nơi có điều kiện thích hợp.
b) Đối với cây xanh trồng phân tán
- Khu vực đô thị: Lựa chọn loài cây và
tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái của
từng địa phương, từng khu vực; tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy trình trồng
cây xanh đô thị và áp dụng thâm canh để cây đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng,
phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng, cảnh quan. Thực hiện thiết kế, trồng cây
xanh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012.
(Chi tiết
theo phụ lục 03 kèm theo)
- Khu vực nông thôn: Lựa chọn loài cây
trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác; tổ chức trồng, chăm sóc
rừng và cây xanh theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của từng
loài cây.
c) Phương án bảo vệ môi trường
Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý vỏ
bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích cây trồng... theo đúng các
quy định của nhà nước.
2.4. Về huy động nguồn
lực
Tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội,
thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh, trong
đó:
- Tăng cường huy động nguồn vốn từ xã
hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các
tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây xanh thông qua các dự án tài trợ
hoặc sáng kiến thành lập quỹ trồng cây xanh của các địa phương, doanh nghiệp,
hiệp hội, các tổ chức đoàn thể... Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng, trồng, chăm sóc duy trì cây xanh trên các khu đất quy hoạch công viên, vườn
hoa kết hợp với quảng cáo, thương mại, kinh doanh, dịch vụ; kêu gọi, vận động
các doanh nghiệp đóng góp kinh phí trồng mới cây xanh ở một số tuyến đường trọng
điểm và giao cho đơn vị chức năng thực hiện công tác duy trì bảo vệ cây xanh;
- Kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc
tế triển khai có hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng
phòng hộ, trồng cây xanh.
- Kết hợp lồng ghép các chương trình,
dự án đầu tư công của Nhà nước và của tỉnh như: Kế hoạch phát triển lâm nghiệp
giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025; Dự án hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng tính chống
chịu ven biển (FMCR); Kế hoạch trồng cây xanh, cây có hoa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2021- 2025; các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu
công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được các
sở ngành, địa phương triển khai thực hiện; các chương trình phát triển kinh tế
xã hội khác...
- Ngoài sự đóng góp về vốn để mua vật
tư, cây giống, tích cực huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham
gia của các tổ chức, đoàn thể, quần
chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây
xanh, đặc biệt là sự tình nguyện tham gia tích cực của hội viên, đoàn viên.
2.5. Tuyên truyền,
giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tác dụng của rừng và cây
xanh nhằm nâng cao nhận
thức của
nhân
dân về vai trò, tác dụng, giá trị
của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ
môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,
cung cấp giá trị kinh tế, xã hội, các mô hình điển hình;
- Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng
cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc trồng
cây xanh; tăng cường ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của nhân dân, vận động
nhân dân lên án, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phá và
khai thác rừng trái phép, các hành vi phá hoại cây xanh, đặc biệt là cây xanh ở
những nơi công cộng,
đường phố và đô thị;
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu
quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, với chỉ tiêu trồng cây xanh năm
2021 cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực
hiện năm 2020;
- Vận động nhân dân trong các khu dân
cư tập trung, trong khu quy hoạch đô thị mới làm tốt công tác bảo vệ cây
xanh ở các khu công viên, vườn hoa đã được nhà nước đầu tư xây dựng để duy trì
cảnh quan, tạo nơi thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp với sinh hoạt cộng đồng;
- Mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể tổ chức
phát động phong trào thi đua để kêu gọi, vận động cán bộ, công chức, hội viên
và nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên,
liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của
các cấp, các ngành và mọi người dân.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Đối với nguồn ngân sách tỉnh: Huy động
từ nguồn vốn ngân sách, vốn xã hội hóa và lồng ghép các chương trình, chính
sách phát triển kinh tế xã hội để triển khai kế hoạch trông rừng, trồng cây xanh cụ
thể trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chương trình, dự án có quy mô cấp tỉnh, hỗ
trợ cây giống, hỗ trợ trồng mới rừng, công tác triển khai, hướng dẫn, tuyên
truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đánh giá... Nguồn vốn ngân sách được quản lý và thực
hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật liên
quan;
- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước: được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng nguồn vốn;
- Đối với các địa phương: Kinh phí thực
hiện do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí từ nguồn
ngân sách của địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác;
- Đối với các Sở, ban ngành, cơ quan,
đơn vị: Từ nguồn kinh phí của đơn vị và các nguồn huy động hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực, phối hợp với
các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực
hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực
hiện, tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng
kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm;
- Tham mưu xây dựng quy hoạch Lâm nghiệp
tích hợp trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia đảm bảo các yêu cầu
và quản lý quy hoạch rừng;
- Tăng cường quản lý chất lượng giống
cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, ưu tiên lựa chọn các
loài cây bản địa, đảm bảo nguồn giống, chất lượng giống của các cơ sở cung cấp,
tuyên truyền vận động chủ rừng tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom; ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá
trị trồng rừng; tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi để trồng rừng,
trồng cây đảm bảo tỷ lệ cây sống cao;
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi về Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh. Duy trì và thực hiện có hiệu quả
phong trào Tết trồng
cây, trồng rừng, trồng cây phân tán hàng năm; tiếp tục tổ chức tuyên truyền Luật
Lâm nghiệp năm 2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Nghị quyết số
19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền
vững tỉnh Quảng Ninh đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030... nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp về vai trò,
tác dụng, giá trị của
rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng
rừng trên địa bàn tỉnh;
- Đề xuất thi đua, khen thưởng các tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt theo quy định của pháp luật về thi đua khen, thưởng.
2. Các Sở,
ban, ngành thuộc tỉnh
- Phối hợp với các địa phương thực hiện
rà soát quỹ đất tại khuôn viên trụ sở đơn vị, đảm bảo được trồng cây xanh, bóng
mát, tạo cảnh quan theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành;
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có
trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa
phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Tổ chức đăng ký thực hiện chỉ tiêu Kế hoạch
và có văn bản thống kê kết quả thực hiện hằng năm của cơ quan, đơn vị gửi về Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi trồng để tổng hợp;
- Hàng năm vào dịp Tết trồng cây, tổ
chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, người lao động tham gia trồng,
chăm sóc cây trồng theo đúng quy trình, kỹ thuật và giao trách nhiệm quản lý, bảo
vệ cây để cây sau trồng sinh trưởng, phát triển tốt;
Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch, Ủy ban nhân
dân tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể đối với một số Sở, ngành sau:
2.1. Sở Xây dựng
Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức lập, rà soát
các đồ án quy hoạch xây dựng. Trong đó xác định rõ vùng lâm
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất cây xanh trong đô thị, nông thôn và khu chức năng để
phục vụ trồng cây xanh phân tán.
2.2. Sở Tài nguyên và
Môi trường
Tham mưu triển khai lập kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó xác định các khu vực chuyển mục đích
từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực ổn định, không thay đổi mục đích sử dụng
đất trong kỳ quy hoạch để đảm bảo mục tiêu trồng cây đô thị, trồng cây phân tán
và trồng rừng.
2.3. Sở Giao thông vận
tải
Phối hợp với các địa phương thực hiện
các dự án phát triển giao thông gắn với trồng cây xanh, bảo đảm các dọc các tuyến
Quốc lộ, đường tỉnh được trồng cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan theo các tiêu
chuẩn, quy định hiện hành.
2.4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí ngân sách
Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh
trên địa bàn tỉnh.
2.5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thường xuyên để triển khai
các chương trình, kế hoạch và các chính sách khác để khuyến khích phát triển
Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.
2.6. Sở Thông tin
Truyền thông, Trung tâm truyền thông tỉnh
- Tăng cường nội dung, thời lượng và đẩy
mạnh công tác tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin, đại chúng về
Kế hoạch thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ trên địa bàn tỉnh và
vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội;
- Phản ánh kịp thời những địa phương,
đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tích cực có hiệu quả hưởng ứng trồng 1
tỷ cây xanh; Phản ánh những địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt, làm chiếu lệ,
hiệu quả thấp. Có kế hoạch phân công để tuyên truyền, đưa tin việc tổ chức thực
hiện tại các địa phương, đơn vị.
3. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan
chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp tại mục II Kế hoạch này;
- Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng năm,
các địa phương chủ động lựa chọn cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng
tốt, ưu tiên nhóm các loài cây đa mục đích, cây gỗ lớn, cây bản địa, cây cảnh
quan, bóng mát...
- Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn
vốn từ các chương trình, dự án, chính sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp
pháp khác. Kêu
gọi,
huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, chung tay góp sức thực hiện trồng cây xanh
vì cộng đồng. Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án phát triển cây xanh trên
địa bàn; giao chỉ tiêu kế hoạch
trồng cây hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị và từng khu
dân cư; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng
vũ trang và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, có
phương án hỗ trợ khuyến khích, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích
cực trồng cây, trồng rừng gỗ lớn,
chăm sóc cây trồng đúng quy
trình, kỹ thuật, tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong trồng rừng gỗ lớn, nâng
cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; Tổ chức chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây trồng
và phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng sinh trưởng, phát triển;
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện Lễ phát động Tết trồng cây của địa phương mình;
- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải
pháp, trực ban phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật;
kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; kịp thời
phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với
các tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Định kì hàng năm tổ chức đánh giá,
rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng
những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về lâm nghiệp. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; tổng
hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 31/12 hàng năm về Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).
4. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc tỉnh, các Đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp
tỉnh:
- Tổ chức tuyên truyền để các doanh
nghiệp, đoàn viên, hội viên hưởng ứng và tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, bảo
vệ rừng;
- Huy động nguồn vốn trong các tổ chức,
doanh nghiệp, quyên góp của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cho phát triển cây xanh;
triển khai các hoạt động tình nguyện tham
gia trồng, chăm sóc bảo
vệ cây xanh.
5. Đối với Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty than Đông Bắc và các đơn vị
khai thác khoáng sản, nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng
Triển khai rà soát, có phương án và kế
hoạch cụ thể, phát động phong trào hưởng ứng trồng một tỷ cây xanh. Tiếp tục thực
hiện tốt Tết trồng cây hàng năm trên địa bàn đơn vị quản lý. Tổ chức trồng cây
tại khuôn viên cơ quan, thực hiện tốt phương án trồng rừng hoàn nguyên môi
trường theo quy định, ưu tiên trồng cây bảo vệ khu dân cư nằm trong vùng bị ảnh
hưởng hoạt động khai thác khoáng sản.
6. Các Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp: Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển
khai thực hiện Đề án trồng 1 tỷ
cây xanh của Chính phủ và triển khai có hiệu quả Kế hoạch trồng rừng hàng năm.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng
các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và
các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung Kế hoạch, tổ chức thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
có vướng mắc các Sở, ban ngành và các địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) để điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả./.
Nơi nhận:
-
Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c); CHỦ TICH
- Tổng cục Lâm nghiệp (h/c);
- CT, P4 UBND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Các CT TNHH MTV Lâm nghiệp;
-
V0, V1, V2, NLN1,3;
- Lưu: VT, NLN3 (05b, KH18).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thành
|
PHỤ
LỤC 01:
DANH
MỤC LOÀI CÂY KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG CÂY GỖ LỚN, CÂY BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo
Kế hoạch số:
148/KH-UBND
ngày 10/8/2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
STT
|
Tên loài
cây
|
Tên Khoa học
|
1
|
Giổi xanh
|
Michelia mediocris
|
2
|
Sồi phảng
|
Castanopsis cerebrina
|
3
|
Vù hương
|
Cinnamomum balansae
|
4
|
Trám trắng
|
Canarium album
|
5
|
Lát hoa
|
Chukrasia tabularis
|
6
|
Mỡ
|
Manglietia
glauca
|
7
|
Xoan đào
|
Prunus arborea
|
8
|
Chò nâu
|
Diptercarpus
retusus
|
9
|
Dẻ đỏ
|
Lithocarpus
ducampii
|
10
|
Lim xanh
|
Erythrofloeum
fordii
|
11
|
Sưa đỏ
|
Dalbergia
tonkinensis
|
12
|
Xoan nhừ
|
Choerospondias
axillaris
|
13
|
Re gừng
|
Cinnamomum
obtusifolium
|
14
|
Sao đen
|
Hopea odorata
|
15
|
Xoan ta
|
Melia azedarach
|
16
|
Quế
|
Cinnamomum verum
|
17
|
Hồi
|
Illicium verum
|
18
|
Dó bầu
|
Aquilarìa crassna
|
19
|
Đàn hương
|
Santalum album
|
20
|
Dẻ trắng
|
Lithocarpus dealbatus
|
21
|
Giổi bắc
|
Michelia macclurei
|
22
|
Lát Mexico
|
Cedrela odorata
|
23
|
Thông caribe
|
Pinus caribaea
|
24
|
Thông nhựa
|
Pinus merkusii
|
35
|
Thông mã vĩ
|
Pinus massoniana
|
26
|
Sa mộc
|
Cunninghamia lanceolata
|
27
|
Lõi thọ
|
Gmelia arborea
|
28
|
Gáo trắng
|
Neolamarckia cadamba
|
29
|
Trám đen
|
Canarium tramdenum
|
30
|
Sở
|
Camellia oleifera
(Sasanqua)
|