ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
183/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 31 tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 524/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TRỒNG MỘT TỶ CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ
cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” (gọi tắt là Quyết định số 524/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch
triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với nội
dung như sau:
I. MỤC TIÊU
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án
“Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 524/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ. Đến hết năm 2025, thành phố trồng được khoảng 6,838 triệu
cây xanh phân tán, cây bóng mát nơi công viên khu đô thị, khu công nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh, trong các cơ quan, đơn vị, các nơi công cộng, trường học,
các tuyến đường giao thông và vùng nông thôn trồng cây xanh và ở tất cả những
nơi có thể trồng được để cây phát
triển lâu dài... nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng
phó với biến đổi khí hậu góp phần
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát
triển bền vững của thành phố.
II. NHIỆM VỤ
Trồng cây xanh phù hợp với điều kiện
sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương, trong đó:
1. Tổ chức
duy trì và thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
hàng năm. Thời gian tổ chức phát động “Tết trồng cây” vào dịp kỷ niệm sinh nhật
Bác (ngày 19 tháng 5) và kéo dài cả năm.
2. Địa điểm
trồng cây xanh phán tán
a) Cây xanh đô thị: trồng trên vỉa hè
đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở cơ
quan, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,
các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác ...
b) Cây xanh nông thôn: trồng trên đất
vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, nương
rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp,
khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công
cộng khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ
phân tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao và đất chưa sử dụng khác...
3. Quy mô: Trồng trên 6,838 triệu cây trong thời gian 5 năm (từ 2021 - 2025),
trong đó:
a) Năm 2021 tăng 1,5 lần so với chỉ
tiêu giao năm 2020 là 1,179 triệu cây xanh.
b) Từ năm 2022 - 2025 tăng 1,8 lần so với năm 2020 là 1,414 triệu cây xanh.
(Đính kèm bảng chi tiết phụ lục I)
III. GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Rà soát quỹ đất thực hiện kế hoạch
a) Các Sở, ban ngành thành phố và
UBND quận, huyện căn cứ kế hoạch trồng cây xanh phân tán giai đoạn 2021 - 2025
của thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện trồng cây xanh của địa phương, cơ
quan, đơn vị thành phong trào thi đua của mọi cấp, mọi ngành, trong từng khu
dân cư với sự tham gia của mọi người dân.
b) Tổ chức rà soát quỹ đất có thể trồng
cây phân tán, bố trí đất trồng cây ở những vị trí phải ổn định lâu dài, trong
đó tập trung ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế khác,
khu dân cư tập trung, khu văn hóa -
lịch sử, khu tưởng niệm, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh
tác nông nghiệp... Đảm bảo diện tích đất đai thuộc các đối tượng trồng cây phân
tán phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng.
2. Về cây giống
a) Ưu tiên chọn loài cây trồng gỗ lớn,
lâu năm, đa mục tiêu, gắn với nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển
lâm nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững.
b) Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng
năm, các địa phương chủ động chỉ đạo gieo ươm, chuẩn bị đủ số lượng, cây giống
có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp các tiêu chuẩn kỹ
thuật, hướng dẫn kỹ thuật.
3. Về kỹ thuật
a) Đối với trồng cây xanh phân tán
khu vực đô thị: Lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với mục đích,
cảnh quan và điều kiện sinh thái cây trồng của từng địa phương, từng khu vực cụ
thể. Tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy trình và áp dụng thâm canh cao để cây
đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng, cảnh
quan, cụ thể như sau:
- Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng
đô thị phải phù hợp với không gian đô thị. Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng
công cộng phải căn cứ vào điều kiện
tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục
không gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật của đô
thị.
- Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp
lý để có được tác dụng trang trí, cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu,
không gây độc hại, nguy hiểm và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô
thị.
- Cây xanh ven kênh, ven sông phải có
tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ,
dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
- Thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa
chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương và
phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
- Các loại cây trồng phải đảm bảo các
yêu cầu sau: Cây phải chịu được gió, sâu bệnh; thân đẹp, dáng đẹp; có rễ ăn
sâu, không có rễ nổi; cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có
giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp;
cây có hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa; không có quả gây hấp dẫn ruồi muỗi;
không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; có bố cục phù hợp với quy hoạch được
duyệt và phải tuân thủ các quy định tại Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 28
tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định
về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
b) Đối với trồng cây xanh phân tán
khu vực nông thôn:
- Lựa chọn loài cây trồng phù hợp với
điều kiện đất đai, tập quán canh tác.
- Ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm,
cây gỗ lớn, trồng cây đa mục đích.
c) Tổ chức trồng, chăm sóc cây xanh
theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của từng loài cây.
4. Về huy động nguồn lực
Tăng cường huy động mọi nguồn lực xã
hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai trồng và bảo vệ cây xanh, trong
đó:
a) Tăng cường huy động vốn từ xã hội
hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ
chức, cá nhân tham gia trồng cây xanh thông qua các dự án tài trợ hoặc sáng kiến
thành lập quỹ trồng cây xanh của các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội,...
b) Kết hợp thực hiện lồng ghép các
chương trình đầu tư công của nhà nước như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm
đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện; các chương trình
phát triển kinh tế xã hội khác, các dự án nhà ở, khu đô thị vốn ngoài ngân
sách...
c) Ngoài sự đóng góp về vốn để mua vật
tư, cây giống; tích cực huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ
cây xanh.
5. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao
năng lực, nhận thức
a) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tác dụng của cây xanh
trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế,
xã hội.
b) Phổ biến giáo dục pháp luật để
nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc trồng
cây xanh.
c) Tiếp tục xây dựng các tài liệu
tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xanh phù hợp với yêu cầu
thực tiễn.
d) Phát động phong trào thi đua như
“Ngày Chủ Nhật xanh”, “Màu xanh cho tương lai”... để kêu gọi, vận động toàn dân
tham gia trồng cây, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong
toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp,
các ngành.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn vận
động xã hội hóa là chủ yếu, lồng ghép từ các chương trình, dự án và kêu gọi các
tổ chức, doanh nghiệp tham gia, chung tay đóng góp thực hiện trồng, chăm sóc
cây xanh... hạn chế tối đa phần
chi từ ngân sách nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn các Sở,
ban ngành thành phố và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch
này. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; là đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo
UBND thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
b) Tổ chức duy trì và thực hiện có hiệu
quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hàng năm.
c) Chỉ đạo quản lý chặt chẽ chất lượng
giống cây trồng theo quy định; hướng dẫn lựa chọn cơ cấu các loài cây trồng phù
hợp với từng khu vực trồng, từng địa phương, tập huấn, phổ biến kỹ thuật trồng,
chăm sóc cây trồng đảm bảo yêu cầu đặt ra.
d) Chịu trách nhiệm vận động xã hội
hóa kinh phí mua cây giống, đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ cho Lễ phát động
trồng cây của thành phố hàng năm.
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, hướng dẫn, giám sát, kiểm
tra các địa phương thực hiện việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị theo
các quy định tại Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định về quản lý công viên
và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Quyết định số 3263/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban
hành danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong các đô thị thuộc địa bàn
thành phố Cần Thơ.
b) Rà soát, đánh giá thực trạng quản
lý và phát triển cây xanh đô thị theo quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh
thành phố Cần Thơ được phê duyệt tại Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành
phố Cần Thơ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến
năm 2030.
c) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị
thực hiện công tác quản lý cây xanh đô thị; rà soát các quy hoạch xây dựng,
trong đó bảo đảm khôn gian, diện tích đất cho phát triển cây xanh sử dụng công
cộng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và quy định hiện hành.
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp
số liệu về quản lý và phát triển cây xanh đô thị theo kế hoạch, gửi Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để báo cáo theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các sở, ban ngành thành phố có liên quan hướng dẫn các địa
phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp cho trồng cây xanh, đặc
biệt là các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để xác định các khu vực
ưu tiên trồng cây; bố trí đất trồng cây ở những vị trí phải ổn định lâu dài,
đúng mục đích cho phát triển cây xanh, bảo đảm các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng theo
quy định.
4. Sở Giao thông vận tải
Hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên
quan thực hiện các dự án phát triển giao thông đường bộ gắn với trồng và phát
triển cây xanh; bảo đảm hệ thống đường giao thông ngoài đô thị được trồng cây
xanh ở những nơi có đủ điều kiện, tạo cảnh quan, bóng mát theo các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy định hiện hành và bảo đảm an toàn giao thông.
5. Các Sở, ban ngành thành phố có
liên quan: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách
nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ
chức thực hiện Kế hoạch.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Tổ chức rà soát quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh
phân tán vùng nông thôn... làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, kế
hoạch trồng cây xanh phân tán cụ thể hàng năm và cà giai đoạn 2021 - 2025.
b) Phối hợp với các sở, ngành liên
quan chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch này. Xây dựng kế hoạch
trồng cây xanh phân tán theo chỉ tiêu thành phố giao hàng năm; theo hướng giao
chỉ tiêu kế hoạch trồng cây hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn
vị và từng khu dân cư; tạo điều kiện
để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp
nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia trồng cây.
c) Kêu gọi, huy động các tổ chức,
doanh nghiệp tham gia, chung tay đóng góp thực hiện trồng cây xanh vì cộng đồng,
...
d) Chỉ đạo gieo ươm, chuẩn bị đủ cây
giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với các tiêu
chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể theo kế hoạch, dự án được duyệt.
đ) Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám
sát, phân công trách nhiệm cho các xã phường, thị trấn; các tổ chức, đoàn thể
trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây xanh.
e) Hàng năm tổ chức đánh giá, rút
kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng,
nhân rộng điển hình những tổ chức, cá nhân làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các
hành vi phá hại cây xanh.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể
a) Phát huy vai trò, trách nhiệm của
các tổ chức, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động thành viên tổ chức tham gia trồng,
chăm sóc, quản lý và bảo vệ cây xanh.
b) Tăng cường giáo dục chính trị tư
tưởng về mục đích, ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh; động viên, khuyến
khích, kêu gọi toàn dân tham gia trồng cây, tạo nên phong trào thường xuyên,
liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội.
c) Vận động, hướng dẫn quần chúng,
nhân dân ký các cam kết, hương ước về bảo vệ cây xanh môi trường.
d) Tăng cường các hoạt động để huy động
nguồn vốn trong các tổ chức, doanh nghiệp; quyên góp của các hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng cho phát triển cây xanh.
đ) Triển khai các hoạt động tình nguyện
tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình
thành phố, Báo Cần Thơ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân
dân quận, huyện tăng cường tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin, đại chúng nội dung kế hoạch trồng cây xanh
phân tán; ý nghĩa của trồng cây xanh phân tán; vai trò, tác dụng của cây xanh
trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế,
xã hội; giới thiệu gương người tốt, việc tốt, các mô hình trồng cây đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Quyết
định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Ủy
ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành
thành phố và Chủ tịch UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan căn cứ nội dung
Kế hoạch tổ chức thực hiện; đồng thời, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện
và khó khăn, vướng mắc về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
- CT, PCT UBND thành phố (1AC);
- UBMTTQ Việt Nam thành phố và các Đoàn thể;
- Các Sở ban ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND thành phố (2D,3B);
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT.HN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
|
PHỤ LỤC I
GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XANH
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Đơn vị
tính: nghìn cây
TT
|
Hạng
mục
|
Tổng
KH 2021 - 2025
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
I
|
Quận
Ninh Kiều
|
52,2
|
9
|
10,8
|
10,8
|
10,8
|
10,8
|
1
|
Khu vực đô thị
|
52,2
|
9
|
10,8
|
10,8
|
10,8
|
10,8
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
II
|
Quận
Cái Răng
|
174
|
30
|
36
|
36
|
36
|
36
|
1
|
Khu vực đô thị
|
52,2
|
9
|
10,8
|
10,8
|
10,8
|
10,8
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
121,8
|
21
|
25,2
|
25,2
|
25,2
|
25,2
|
III
|
Quận
Bình Thủy
|
348
|
60
|
72
|
72
|
72
|
72
|
1
|
Khu vực đô thị
|
104,4
|
18
|
21,6
|
21,6
|
21,6
|
21,6
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
243,6
|
42
|
50,4
|
50,4
|
50,4
|
50,4
|
IV
|
Quận
Ô Môn
|
348
|
60
|
72
|
72
|
72
|
72
|
1
|
Khu vực đô thị
|
104,4
|
18
|
21,6
|
21,6
|
21,6
|
21,6
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
243,6
|
42
|
50,4
|
50,4
|
50,4
|
50,4
|
V
|
Quận
Thốt Nốt
|
696
|
120
|
144
|
144
|
144
|
144
|
1
|
Khu vực đô thị
|
208,8
|
36
|
43,2
|
43,2
|
43,2
|
43,2
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
487,2
|
84
|
100,8
|
100,8
|
100,8
|
100,8
|
VI
|
Huyện
Phong Điền
|
1.044
|
180
|
216
|
216
|
216
|
216
|
1
|
Khu vực đô thị
|
313,2
|
54
|
64,8
|
64,8
|
64,8
|
64,8
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
730,8
|
126
|
151,2
|
151,2
|
151,2
|
151,2
|
VII
|
Huyện
Cờ Đỏ
|
1.392
|
240
|
288
|
288
|
288
|
288
|
1
|
Khu vực đô thị
|
417,6
|
72
|
86,4
|
86,4
|
86,4
|
86,4
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
974,4
|
168
|
201,6
|
201,6
|
201,6
|
201,6
|
VIII
|
Huyện
Vĩnh Thạnh
|
1.392
|
240
|
288
|
288
|
288
|
288
|
1
|
Khu vực đô thị
|
417,6
|
72
|
86,4
|
86,4
|
86,4
|
86,4
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
974,4
|
168
|
201,6
|
201,6
|
201,6
|
201,6
|
IX
|
Huyện Thới Lai
|
1.392
|
240
|
288
|
288
|
288
|
288
|
1
|
Khu vực đô thị
|
417,6
|
72
|
86,4
|
86,4
|
86,4
|
86,4
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
974,4
|
168
|
201,6
|
201,6
|
201,6
|
201,6
|
|
Thành
phố Cần Thơ
|
6.838,2
|
1.179
|
1.414,8
|
1.414,8
|
1.414,8
|
1.414,8
|
1
|
Khu vực đô thị
|
2.088
|
360
|
432
|
432
|
432
|
432
|
2
|
Khu vực nông thôn
|
4.750,2
|
819
|
982,8
|
982,8
|
982,8
|
982,8
|