Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 7235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 524/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 7235/KH-UBND
Ngày ban hành 02/08/2021
Ngày có hiệu lực 02/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7235/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 02 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRỒNG MỚI MỘT TỶ CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 524/QĐ-TTg NGÀY 01/4/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”, UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai Đề án trồng một tỷ cây xanh của Chính phủ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Mục đích

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong từng khu dân cư, khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia của mọi người dân; huy động tối đa nguồn lực của xã hội, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và tỷ lệ che phủ của rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Yêu cầu.

- Giao chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán trong cả giai đoạn và từng năm cụ thể đến các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ rừng nhà nước, lực lượng vũ trang... làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện.

- Tập trung quyết liệt trong công tác điều hành, chỉ đạo, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây phân tán phải đúng thời vụ, lựa chọn loài cây trồng phải phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, phù hợp với quy định, tiêu chuẩn cây trồng. Sau khi trồng, công tác chăm sóc, bảo vệ phải được quan tâm và gắn trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây trồng đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.

- Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng.

- Sau khi thực hiện trồng cây, các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình làm tốt trong phong trào trồng cây, trồng rừng; hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

II. Nội dung thực hiện.

- Căn cứ Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 05/3/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2020; theo đó, diện tích chưa có rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng toàn tỉnh là 74.423,47 ha.

- Theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”. Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh Khánh Hòa hoàn thành trồng 12,087 triệu cây xanh trong đó: Trồng 8,5 triệu cây phân tán và 3,587 triệu cây trồng rừng tập trung (tương đương 1.600 ha).

- Căn cứ vào kết quả rà soát, xác định quỹ đất tại địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh Khánh Hòa trồng 12,111 triệu cây xanh phù hợp với điều kiện sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương, trong đó: Trồng 4,953 triệu cây phân tán và 7,158 triệu cây trồng rừng tập trung (tương đương 3.631 ha).

1. Trồng cây xanh phân tán (Khu vực đô thị và nông thôn).

a. Số lượng thực hiện là 4,953 triệu cây, trung bình mỗi năm trồng 990,6 ngàn cây.

b. Loài cây trồng: Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ, cây đa mục đích có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao.

c. Địa điểm trồng:

- Khu vực đô thị, khu dân cư tập trung: Trồng trên đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác,...

- Khu vực nông thôn: Trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, nương rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo và các công trình công cộng khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác.

2. Trổng rừng tập trung.

a. Số lượng: 7,158 triệu cây (tương đương 3.631 ha) trong đó: Trồng rừng phòng hộ là 1.840 ha, trồng mới rừng sản xuất là 1.791 ha. Trung bình mỗi năm trồng 726,2 ha.

b. Loài cây trồng:

- Đối với rừng phòng hộ: Trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt.

- Đối với rừng sản xuất: Tập trung trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp.

c. Địa điểm trồng:

[...]