Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 142/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 và năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 142/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2018
Ngày có hiệu lực 29/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Phú Yên, ngày 29 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ NĂM 2018

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 2016 - 2017 VÀ NĂM 2017

I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN

1. Thuận lợi:

Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều định hướng phát triển ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế được tái cơ cấu lại và nhiều chính sách lớn hỗ trợ sản xuất thủy sản như: Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011); Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản (theo Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 08/6/2013); Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 08/6/2013); Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP); Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đến năm 2020, hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 1796/QĐ-TTg ngày 12/11/2015). Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (theo Kế hoạch số 2350/QĐ-TTg ngày 26/11/2015); Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Phú Yên đến năm 2025 (tại Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh); Quy hoạch khai thác thủy sản và hậu cần nghề cá vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh); Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh); Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh).

2. Khó khăn:

Hoạt động khai thác hải sản của ngư dân tại một số ngư trường truyền thống bị cản trở; yêu cầu của thị trường ngày càng cao về chất lượng, về trách nhiệm với môi trường, nguồn lợi thủy sản (an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, IUU); còn có cá nhân (chủ tàu) vì lợi ích cá nhân sẵn sàng vi phạm pháp luật của Việt Nam và của các nước trong hoạt động khai thác làm ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam; công tác quản lý nhà nước về thủy sản còn có mặt hạn chế, chưa nhạy bén và bắt kịp với đòi hỏi của xu thế hợp tác, cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập trong lĩnh vực thủy sản.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Kết quả thực hiện mục tiêu:

a) Kết quả thực hiện Mục tiêu 1: Phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có giá trị gia tăng cao và hiệu quả:

Phát triển thủy sản trong 02 năm 2016 - 2017 đạt được mức tăng trưởng cơ bản ổn định. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt bình quân 5,1%/năm (mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 tăng BQ: 5,5 - 6,0%), trong đó năm 2017 tăng 10,5% so với năm 2015; tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt bình quân 4,6%/năm (trong đó năm 2017 tăng 9,3% so với năm 2015). Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành thủy sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác (đến năm 2017 giá trị nuôi trồng chiếm 46,5%, khai thác chiếm 53,5%). Từng bước đầu tư ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ thất thoát và nâng cao giá trị sản phẩm; hình thức liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ngư dân. Một số kết quả cụ thể như:

- Về khai thác thủy sản:

+ Năng lực khai thác không ngừng phát triển nên giá trị, sản lượng đánh bắt thủy sản tăng cao, năm 2017 đạt 59.356 tấn, tăng 9,5% so với năm 2015 (trong đó cá ngừ đại dương mắt to vây vàng đạt 4.300 tấn); giá trị khai thác đạt 1.964 tỷ đồng tăng 11,1% so năm 2015 (bình quân 02 năm 2016 - 2017 tăng 5,4%/năm).

+ Cơ cấu lại tàu thuyền đánh bắt theo hướng giảm tàu < 20CV khai thác thủy sản ven bờ, tăng và hiện đại hóa tàu lớn > 90CV khai thác xa bờ, đến năm 2017 toàn tỉnh có 1.171 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên (tăng 190 tàu so năm 2015), với tổng công suất đội tàu đánh bắt xa bờ 332.263CV. Trong đó có 416 tàu công suất từ 400CV trở lên (tăng 119 chiếc so năm 2015), nghề khai thác xa bờ đang chuyển dịch theo hướng từ đơn nghề sang kiêm nghề để nâng cao năng suất và hiệu quả chuyến biển.

- Về nuôi trồng:

+ Nuôi trồng thủy sản trong 02 năm 2016 - 2017 tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường và biến đổi khí hậu([1]) gây thiệt hại nhiều và phát triển thiếu bền vững, nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Giá trị sản lượng nuôi trồng tăng cao, năm 2017 đạt 11.059 tấn (tăng 17,7%), giá trị đạt 1.707 tỷ đồng (tăng 9,8% so với năm 2015), đạt tốc độ tăng bình quân 4,8%/năm; giá trị sản phẩm thu được bình quân trên mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 842 triệu đồng/ha, tăng 30,6% so năm 2015 (bằng 84,2% so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 đạt khoảng 1,0 tỷ đồng/ha) và cao gấp nhiều lần so với bình quân chung cả nước (năm 2016 đạt khoảng 187 triệu đồng/ha).

+ Đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học, đa dạng hóa và thân thiện môi trường. Hình thành 01 vùng nuôi/sản xuất giống thủy sản công nghệ cao tại xã Xuân Hải – thị xã Sông Cầu của Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc. Các hoạt động giám sát môi trường và dịch bệnh tại các vùng nuôi luôn được chú trọng; khoảng 60% diện tích nuôi theo hướng VietGAP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; khoảng 50% diện tích nuôi sử dụng con giống qua kiểm dịch; một số công nghệ mới được áp dụng cho vùng nuôi tôm thẻ trên cát mang lại năng suất rất cao([2]). Vùng nuôi, hình thức nuôi, đối tượng nuôi cũng được cơ cấu lại theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.

Biểu 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản 2016 - 2017

Chỉ số đánh giá

ĐVT

Chỉ tiêu KH gđ 2016 - 2020

Kết quả thực hiện

2016

2017

Tốc độ tăng BQ

1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản

%

5,5-6

5,8

4,5

5,1

2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản

%

Đến 2020 khoảng 37

34,4

36,5

-

3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản

%

-

47,0

46,5

-

4. Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Tr.đ/ha

Đến năm 2020 khoảng 1.000 tr.đồng

697,2

842

14,3%

5. Sản lượng thủy sản

tấn

66.500

67.132

70.415

5,4%

Biểu 2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2017

Chỉ số đánh giá

ĐVT

Chỉ tiêu KH 2017

Thực hiện năm 2017

Thực hiện năm trước năm KH (2016)

So sánh 2017 với 2016(%)

6 tháng

Cả năm

6 tháng

Cả năm

1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản

%

4,8

4,5

1,5

5,8

+6,7

4,5

2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản

%

-

36,5

34,6

34,4

0

+2,1

3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản

%

-

46,5

35,5

47

+2,3

-0,5

4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Tr.đ/ha

750

842

-

697,2

-

+20,8

5. Sản lượng thủy sản

tấn

68.500

70.415

39.830

67.132

+5,8

+4,9

Đánh giá kết quả thực hiện một số chính sách của ngành thủy sản có ảnh hưởng đến chương trình.

- Về Khai thác thủy sản: Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP kết quả cho thấy:

+ Tổng số tàu cá đến năm 2017 có 4.171 chiếc, số tàu công suất từ 400CV trở lên ngày càng tăng (năm 2016: 342 chiếc, năm 2017: 424 chiếc). Nguyên nhân tăng số tàu có công suất lớn là do sự tác động tích cực của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và chính sách hỗ trợ khai thác và dịch vụ khai thác nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg.

+ Về ứng dụng khoa học công nghệ: Đã có 52 tàu lưới vây trang bị máy dò quét, 06 (sáu) tàu lưới vây trang bị máy dò chụp 3600; 10 tàu lưới vây và 12 tàu câu cá ngừ đại dương lắp đặt, sử dụng hầm bảo quản sản phẩm khai thác bằng vật liệu P.U (Poly Urethane). Qua khảo sát đánh giá, các tàu trang bị, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại (máy dò quyét, hầm bảo quản P.U) được đánh giá là khai thác rất có hiệu quả, chất lượng sản phẩm sau khai thác được cải thiện từ 7-10%.

+ Về tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất theo tổ đội, cải tiến ngư cụ, khai thác kiêm nghề, chú trọng cách bảo quản sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 116 tổ đội sản xuất trên biển được thành lập với 861 tàu/7.530 lao động; thành lập 13 tổ đồng quản lý khai thác thủy sản vùng biển ven bờ với 1.612 người tham gia; thành lập 03 chuỗi liên kết sản xuất khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Mô hình liên kết chuỗi và hình thức tổ chức khai thác theo mô hình tổ/đội đã phát huy tích cực trong hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm, tăng giá trị sau khai thác (chất lượng được nâng cao).

[...]