Quyết định 2896/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2896/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/12/2018
Ngày có hiệu lực 19/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Nguyễn Phùng Hoan
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2896/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 19 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 3346/TCTS-KHTC ngày 27/9/2016 của Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tham gia ý kiến đối với Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của: Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 433/TTr-SKH&ĐT ngày 28/11/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 323/TTr-SNN ngày 19/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ yếu sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Quan điểm, định hướng phát triển

2.1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch vùng của các huyện, thành phố; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và các huyện, thành phố.

- Phát triển kinh tế thủy sản đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng; Khai thác, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích lợi thế, tiềm năng về đất đai, mặt nước; Khuyến khích mọi thành phn kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp gn với việc tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xut khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2.2. Định hướng phát triển

2.2.1. Về nuôi trồng thủy sản

- Đa dạng hóa các đối tượng nuôi trên cơ sở lựa chọn các đối tượng có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong đó tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt nuôi tôm và ngao.

- Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh liên kết, doanh nghiệp, Hợp tác xã, hiệp hội, sản xuất theo chuỗi giá trị; Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến đáp ứng nuôi trồng thủy sản bền vng theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bộ cả khu vực mặn lợ và nước ngọt, từng bước chuyn các diện tích nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh. Phát triển nuôi lng bè trên các sông đảm bảo tuân thủ các quy định về giao thông đường thủy nội địa; Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng bãi ngập triu ven bin cho phát triển các loài nhuyễn thể; Hình thành các vùng nuôi trng thủy sản tập trung từ việc rà soát các vùng nuôi đã có và bổ sung mới trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất của tỉnh thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa tại các vùng úng trũng năng sut thấp, các vùng trồng lúa bị nhiễm mặn sang nuôi trng thủy sản. Diện tích chuyển đi mi vùng phải đảm bảo 10 ha trở lên, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu riêng biệt, đáp ứng yêu cầu sản xuất tập trung.

- Đầu tư về hạ tầng và kỹ thuật cho hoạt động sản xuất giống thủy sản, đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống nhằm tạo ra con ging sạch bệnh, tiến tới chủ động sản xuất tại chỗ các loại giống đủ phục vụ cho nuôi trng thủy sản.

2.2.2. Về khai thác thủy sản

- Cơ cấu lại đội tàu khai thác trên biển theo hướng giảm dần số lượng tàu khai thác gần bờ và giảm mạnh nghề lưới kéo; Xây dựng cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đối với cộng đồng ngư dân vùng ven biển.

- Tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết như tổ đội, nghiệp đoàn, Hợp tác xã,... nhằm nâng cao năng lực khai thác xa bờ, tìm kiếm ngư trường trên các vùng biển xa tiến tới khai thác vùng viễn dương. Ưu tiên các nghề khai thác có tính chọn lọc, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản, cập nhật và phổ biến thông tin dự báo ngư trường đảm bảo khai thác phải gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chủ quyền biển đảo. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý; Đầu tư hệ thng thông tin liên lạc đảm bảo giám sát hoạt động của tàu cá, đáp ứng yêu cầu theo pháp luật Việt Nam và các quy ước Quốc tế.

[...]