Sân bay Sa Pa khi nào khởi công?

Sân bay Sa Pa tọa lạc tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nằm cạnh đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Sân bay Sa Pa khi nào khởi công?

Mua bán nhà đất tại mới nhất tháng 07 / 2025

Nội dung chính

    Sân bay Sa Pa khi nào khởi công?

    Ngày 21/12/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.

    Sân bay Sa Pa là sân bay được xây dựng ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Sân bay tọa lạc tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nằm cạnh đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 30 km và cách thị xã Sa Pa 60 km. Sân bay Sa Pa có diện tích sử dụng đất là 371 ha 

    Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định 1621/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Dự án thành phần 2 – xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa (sân bay Sa Pa) theo phương thức PPP. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự kiến bắt đầu từ quý III/2025. 

    Theo Điều 1 Quyết định 1621/QĐ-TTg sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 6.948,845 tỷ đồng, trong đó:

    - Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 4.295,289 tỷ đồng (Dự án thành phần 1 - Giải phóng mặt bằng và tái định cư: 555 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 - Xây dựng cảng hàng không: 3.740,289 tỷ đồng).

    - Tổng mức đầu tư giai đoạn 2: 2.653,556 tỷ đồng (Dự án thành phần 2 - Xây dựng cảng hàng không).

    Hiện nay, tỉnh Lào Cai đang tích cực thúc đẩy tiến độ với mục tiêu dự kiến dự án sân bay Sa Pa sẽ khởi công vào quý IV năm 2025.

    (*) Trên đây là thông tin "Sân bay Sa Pa khi nào khởi công?".

    Sân bay Sa Pa khi nào khởi công?

    Sơ bộ phương án tài chính của dự án sân bay Sa Pa

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 1621/QĐ-TTg quy định về sơ bộ phương án tài chính của dự án sân bay Sa Pa như sau:

    (1) Cơ cấu nguồn vốn:

    - Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 1:

    + Vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng) là 2.192,918 tỷ đồng;

    + Vốn nhà nước tham gia trong dự án là 2.102,370 tỷ đồng. Trong đó: (1) Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 167,295 tỷ đồng; (2) Ngân sách nhà nước do địa phương tự cân đối 1.935,075 tỷ đồng.

    - Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2:

    + Vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng) là 1.339,845 tỷ đồng;

    + Vốn nhà nước tham gia trong dự án do địa phương tự cân đối trong giai đoạn 2026 - 2030: 1.313,711 tỷ đồng.

    (2) Vốn nhà nước trong dự án: 3.416,081 tỷ đồng, trong đó:

    - Giai đoạn 1 là: 2.102,370 tỷ đồng. Trong đó:

    + Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 167,295 tỷ đồng;

    + Ngân sách nhà nước do địa phương tự cân đối 1.935,075 tỷ đồng.

    - Giai đoạn 2 là: 1.313,711 tỷ đồng (gồm: Giá trị phần vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng);

    - Giá trị phần vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và vốn chi trả kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm chiếm tỷ lệ 49,16% tổng mức đầu tư Dự án.

    Trình tự và quy trình bảo trì công trình hàng không

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT quy định trình tự thực hiện bảo trì công trình hàng không theo quy định tại Điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

    - Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.

    - Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.

    - Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.

    - Đánh giá an toàn công trình.

    - Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

    Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT quy định quy trình bảo trì công trình hàng không như sau:

    - Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình hàng không

    + Đối với các công trình hàng không đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, trách nhiệm lập quy trình bảo trì tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

    + Đối với các công trình hàng không đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập quy trình bảo trì công trình hàng không theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

    + Đối với công trình hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý: người được giao quản lý, sử dụng khai thác công trình hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý tổ chức lập, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh quy trình bảo trì. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình hàng không làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình hàng không. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

    + Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình riêng.

    - Phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng không.

    + Đối với các công trình hàng không đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; các công trình còn lại phân cấp cho Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;

    + Đối với các công trình hàng không đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT, chủ đầu tư tổ chức phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

    + Đối với công trình hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì hoặc đã có quy trình bảo trì nhưng cần thiết phải điều chỉnh, cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT phê duyệt quy trình bảo trì;

    + Đối với công trình hàng không không thuộc trường hợp quy định tại khoản c Điều này đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì hoặc đã có quy trình bảo trì nhưng cần thiết phải điều chỉnh, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức phê duyệt quy trình bảo trì;

    + Tổ chức có trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình trước khi phê duyệt. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

    >> Xem thêm: Không cung cấp Quy chế an ninh hàng không cho Cảng vụ hàng không thì hãng hàng không bị xử phạt thế nào?

    saved-content
    unsaved-content
    41