Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khi nào xong?
Nội dung chính
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khi nào xong?
Căn cứ theo Quyết định 769/QĐ-TTg năm 2022 và Quyết định 1640/QĐ-TTg năm 2023 thì dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có chiều dài tuyến khoảng 27,43 km; điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu được chia thành 02 dự án thành phần, bao gồm:
- Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km16+000): Chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 458 tỷ đồng).
Tiến độ hiện tại: Đã đạt khoảng 63% khối lượng công việc, bao gồm các hạng mục tuyến chính và tuyến nhánh nút giao, đắp cát hoàn trả, xử lý nền đất yếu, cắm bấc thấm và đắp cát gia tải 13 km.
- Dự kiến hoàn thành: Phấn đấu hoàn thành trong năm 2025, với mục tiêu khánh thành chậm nhất vào ngày 19/12/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 94/TB-VPCP năm 2025
- Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430): Chiều dài khoảng 11,43 km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.246 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 398 tỷ đồng).
Tiến độ hiện tại: Dự án đã đạt khoảng 21% khối lượng thi công.
- Dự kiến hoàn thành: Theo kế hoạch ban đầu, dự án thành phần 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2027 (Quyết định 769/QĐ-TTg năm 2022). Tuy nhiên, ban đầu tư đang quyết tâm dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thi công, đưa dự án về đích vào tháng 7/2026.
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khi nào xong? (Hình từ Internet)
Vốn đầu tư cho dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1640/QĐ-TTg năm 2023, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dùng để chi cho 2 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu như sau:
(1) Dự án thành phần 1: Tổng số khoảng 3.640 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 2.155,8 tỷ đồng, bao gồm:
+ Nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 745 tỷ đồng (theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội và Quyết định 202/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ);
+ Nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ngân sách trung ương là 1.410,8 tỷ đồng (theo Nghị quyết 93/2023/QH15 ngày 22 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội và Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ).
- Chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 1.484,2 tỷ đồng (được bố trí trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật).
(2) Dự án thành phần 2: Tổng số khoảng 3.856 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 2.941 tỷ đồng, bao gồm:
+ Nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 459 tỷ đồng (theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội và Quyết định 202/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ);
+ Nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ngân sách trung ương là 872 tỷ đồng (theo Nghị quyết 93/2023/QH15 ngày 22 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội và Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ);
+ Nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ngân sách trung ương (cân đối từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 theo Nghị quyết 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) là 1.610 tỷ đồng.
- Chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 915 tỷ đồng (được bố trí trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật).