Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Xác định nguyên giá của tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hình thành từ đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

Xác định nguyên giá của tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hình thành từ đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Xác định nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hình thành từ đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

    Xác định nguyên giá của tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hình thành từ đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2019/TT-BQP quy định, hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, theo đó: 

    Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

    (1) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì đơn vị thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

    - Giá trị đề nghị quyết toán;

    - Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

    - Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.

    (2) Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.

    (3) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng tài sản, hạng mục).

    Trên đây là tư vấn về xác định nguyên giá của tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hình thành từ đầu tư xây dựng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 13/2019/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

    2