Xã Ea Kar sau sáp nhập gồm những xã nào tạo thành theo Nghị quyết 1660?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Xã Ea Kar sau sáp nhập gồm những xã nào tạo thành theo Nghị quyết 1660?

Nội dung chính

Xã Ea Kar sau sáp nhập gồm những xã nào tạo thành theo Nghị quyết 1660? 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1660/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk năm 2025.

Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk có 102 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 88 xã và 14 phường; Trong đó có 82 xã, 14 phường hình thành sau sắp xếp, thực hiện đổi tên quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1660/NQ-UBTVQH15 và 06 xã không thực hiện sắp xếp là các xã Ea H’Leo, Ea Trang, Ia Lốp, Ia Rvê, Krông Nô, Vụ Bổn. 

Theo đó, xã Ea Kar sau sáp nhập theo Nghị quyết 1660/NQ-UBTVQH15 bao gồm những xã như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk
Trên cơ sở Đề án số 341/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk như sau:
[...]
28. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Ea Kuăng, Ea Hiu và Ea Phê thành xã mới có tên gọi là xã Ea Phê.
29. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Krông Búk và xã Ea Kly thành xã mới có tên gọi là xã Ea Kly.
30. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Ea Kar và các xã Cư Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cư Ni, Xuân Phú thành xã mới có tên gọi là xã Ea Kar.
31. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Cư Elang và xã Ea Ô thành xã mới có tên gọi là xã Ea Ô.  
[...]

Như vậy, xã mới có tên là xã Ea Kar gồm các xã sau sắp xếp thành: thị trấn Ea Kar và các xã Cư Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cư Ni, Xuân Phú. 

Trên đây là nội dung "Xã Ea Kar sau sáp nhập gồm những xã nào tạo thành theo Nghị quyết 1660?" 

Tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập theo địa chỉ sau: 
https://thuviennhadat.vn/sap-nhap-tinh 

Xã Ea Kar sau sáp nhập gồm những xã nào tạo thành theo Nghị quyết 1660?

Xã Ea Kar sau sáp nhập gồm những xã nào tạo thành theo Nghị quyết 1660? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 151/2025/NĐ-CP về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại Luật Đất đai 2024 và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai như sau:

- Tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư quy định tại khoản 6 Điều 91 và khoản 1 Điều 110 Luật Đất đai 2024.

- Tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai đối với cấp xã trực thuộc; đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 4 Điều 232 Luật Đất đai 2024.

- Trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thu hồi đất liên quan đến đất quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 3 Điều 25Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

- Tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; các dự án được gia hạn; các dự án chậm tiến độ sử dụng đất vì lý do bất khả kháng theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 102/2024/NĐ-CP. 

Đơn vị hành chính nước ta hiện nay gồm mấy cấp?

Tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) quy định về đơn vị hành chính nước ta như sau:

Điều 1. Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Như vậy, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện được tổ chức thành 02 cấp: cấp tỉnh và cấp xã. 

saved-content
unsaved-content
1