Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội ở đâu? Số điện thoại và địa chỉ liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội?
Nội dung chính
Số điện thoại và địa chỉ liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội ở đâu?
Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và cung cấp thông tin liên quan đến đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(1) Cơ cấu tổ chức
- Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Ngoài ra, còn có các Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.
(2) Địa chỉ làm việc
- Trụ sở chính: Tầng 1, Tòa 12 tầng, số 1 Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (gần ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy).
- Văn phòng phụ: Số 10 Đặng Dung, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
(3) Giờ làm việc
- Thứ Hai - Thứ Sáu:
Sáng: 8h30 - 11h30.
Chiều: 13h - 16h30.
- Thứ Bảy:
Sáng: 8h - 11h30.
Nghỉ chiều thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết theo quy định.
(4) Liên hệ Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội qua số điện thoại: 024.3734.4996.
Số điện thoại và địa chỉ liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (Hình từ Internet)
Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về nhiệm vụ, quyền hạn quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai được nêu cụ thể theo quy định nêu trên.
Văn phòng đăng ký đất đai có cơ cấu tổ chức thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về cơ cấu tổ chức quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);
c) Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;
d) Phòng Thông tin - Lưu trữ;
đ) Phòng Kỹ thuật địa chính;
e) Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
3. Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai được nêu cụ thể theo quy định nêu trên.