Tự ý kinh doanh dịch vụ homestay trở lại sau 1 năm chấm dứt hoạt động thì có bị phạt hành chính không?

Tự ý kinh doanh dịch vụ homestay trở lại sau 1 năm chấm dứt hoạt động thì có bị phạt hành chính không? Kinh doanh dịch vụ homestay có cần đăng ký xếp hạng không?

Nội dung chính

    Tự ý kinh doanh dịch vụ homestay trở lại sau 1 năm chấm dứt hoạt động thì có bị phạt hành chính không?

    Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như sau:

    Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
    1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
    a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
    b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
    c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
    d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
    2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
    3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
    4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
    5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
    6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
    7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

    Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm về homestay, tuy nhiên, có thể hiểu homestay là một loại hình căn hộ có đầy đủ có trang thiết bị. Trong quá trình lưu trú, khách hàng sẽ tự phục vụ bản thân.

    Qua đó, homestay là tên gọi khác cho căn hộ du lịch. Và căn hộ du lịch là một trong những loại hình cơ sử lưu trú du lịch.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 6, 9 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về các hành vi vi phạm hành chính trong quá trình kinh doanh dịch vụ homestay như sau:

    Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
    6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
    b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
    7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
    8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
    9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

    Theo đó, nếu tự ý kinh doanh dịch vụ homestay trở lại sau khi đã thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh thì sẽ bị phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị buộc nộp lại một số lợi bất hợp pháp có được do kinh doanh dịch vụ homestay.

    Lưu ý: Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân. Đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ homestay thì mức phạt sẽ lên đến gấp đôi theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

    Tự ý kinh doanh dịch vụ homestay trở lại sau 1 năm chấm dứt hoạt động thì có bị phạt không?

    Tự ý kinh doanh dịch vụ homestay trở lại sau 1 năm chấm dứt hoạt động thì có bị phạt không? (Hình từ Internet)

    Kinh doanh dịch vụ homestay có cần đăng ký xếp hạng không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Du lịch 2017 về việc xếp hạng kinh doanh dịch vụ homestay như sau:

    Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    2. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
    3. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
    a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;

    b) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

    ...

    Theo đó, khi kinh doanh dịch vụ homestay, tổ chức cá nhân có thể tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan có thẩm quyền và không hề bắt buộc phải có xếp hạng.

    Hồ sơ đăng ký và thủ tục công nhận hạng khi kinh doanh dịch vụ homestay diễn ra như nào?

    Hồ sơ đăng ký công nhận hạng khi kinh doanh dịch vụ homestay bao gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017 như sau:

    - Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. (tải mẫu đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 18 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)

    - Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch, dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú.

    - Danh sách các người quản lý và nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.

    - Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian công tác trong ngành du lịch của người quản lý và trưởng các bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

    Thủ tục công nhận hạng khi kinh doanh dịch vụ homestay diễn ra theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Du lịch 2017 như sau:

    - Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 1 bộ hồ sơ đầy đủ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đã nêu trên).

    - Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản trong vòng 3 ngày làm việc, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.

    - Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ làm việc với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch để thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Nếu không công nhận, cơ quan này sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

    Lưu ý: Thời hạn của quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch là 5 năm. Khi hết thời gian này, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ homestay muốn đăng ký lại xếp hạng, họ cần làm theo quy định

    22