17:17 - 30/11/2024

Trường hợp nào Cảnh sát giao thông tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ khi đang làm nhiệm vụ?

Trường hợp Cảnh sát giao thông tiếp nhận tin báo tai nạn giao thông đường bộ khi đang làm nhiệm vụ? Quy trình xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ của lãnh đạo trực chỉ huy?

Nội dung chính

    Trường hợp nào Cảnh sát giao thông tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ khi đang làm nhiệm vụ?

    Ngày 13/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA về việc Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 72/2024/TT-BCA, cán bộ Cảnh sát giao thông tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ khi đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn trong các trường hợp như sau:

    (1) Trực tiếp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ thì phải báo cáo lãnh đạo, chỉ huy đơn vị để tiến hành giải quyết theo thẩm quyền, trường họp không thuộc thẩm quyền thì thông báo cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết và có trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu;

    (2) Nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ trên tuyến, địa bàn được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải khẩn trương đến hiện trường để xác minh và thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này;

    Lưu ý: Việc phát hiện hoặc nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải ghi vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 72/2024/TT-BCA.

    Trường hợp nào Cảnh sác giao thông tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ khi đang làm nhiệm vụ?

    Trường hợp nào Cảnh sác giao thông tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ khi đang làm nhiệm vụ? (Hình từ Internet)

    Quy trình xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ của lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông như thế nào?

    Khoản 1 Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định:

    Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ
    1. Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau:
    a) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ hay không; trường họp có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông đường bộ để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối họp cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông đường bộ gây ra; bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ biết hoặc yêu cầu phối họp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định;
    b) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để xử lý tin báo theo quy định, đồng thời thông báo cho trực ban Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, nếu vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.
    ...

    Như vậy, quy trình xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ của lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông được thực hiện theo quy định trên.

    Khi điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông cần làm rõ những nội dung gì?

    Khoản 1 Điều 7 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định:

    Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ
    1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ
    Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ:
    a) Có hay không có dấu hiệu tội phạm;
    b) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ;
    c) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
    d) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
    đ) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
    e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ;
    g) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
    h) Trong quá trình điều tra, xác minh có thể đề xuất trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
    ...

    Như vậy, khi điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ 08 nội dung nêu trên.

    Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    13