Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét xử lý thế nào?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Trường hợp các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét trùng với đường địa giới hành chính xử lý thế nào? Thay đổi về đường địa giới hành chính có chỉnh lý bản đồ địa chính không?

Nội dung chính

    Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét xử lý thế nào?

    Căn cứ điểm 9.2 khoản 9 Điều 16 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích quy định như sau:

    Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
    ...
    9. Biên tập để in bản đồ địa chính
    9.1. Việc biên tập để in bản đồ địa chính được thực hiện trên bản sao của các mảnh bản đồ địa chính dạng số thể hiện hiện trạng khi đo vẽ bản đồ.
    9.2. Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau hoặc trùng đối tượng khác
    a) Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
    b) Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét thì thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.
    c) Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét thì thể hiện đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ; trường hợp còn lại vẽ so le hai bên như trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét.
    ...

    Như vậy, trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét, việc biên tập sẽ thực hiện bằng cách thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.

    Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét xử lý thế nào?Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

    Thay đổi về đường địa giới hành chính các cấp có thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính không?

    Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính quy định như sau:

    Đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính
    1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
    1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);
    b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);
    c) Thay đổi diện tích thửa đất;
    d) Thay đổi mục đích sử dụng đất;
    đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;
    e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
    g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
    h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
    i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
    ...

    Theo đó, thay đổi về đường địa giới hành chính các cấp là một trong các trường hợp thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính.

    Khi có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo thế nào?

    Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về nội dung bản đồ địa chính quy định như sau:

    Nội dung bản đồ địa chính
    ...
    2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính
    2.1. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:
    a) Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;
    b) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;
    c) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;
    d) Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.
    Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
    đ) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư này. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.
    ...

    Như vậy, khi có tranh chấp về đường địa giới hành chính, đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    XEM THÊM: Hoạt động đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính có cần phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không?

    225
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ