Trường hợp cha mẹ đã lập di chúc và chỉ định người khác thừa kế đất đai, con cái có quyền thừa kế không?

Trong trường hợp cha mẹ đã lập di chúc và chỉ định người khác thừa kế đất đai, con cái có quyền thừa kế không? Văn bản về thừa kế đất đai có cần phải công chứng không?

Nội dung chính

    Trong trường hợp cha mẹ đã lập di chúc và chỉ định người khác thừa kế đất đai, con cái có quyền thừa kế không?

    Căn cứ theo Điều Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Như vậy, trong trường hợp cha mẹ đã lập di chúc và chỉ định người khác thừa kế đất đai, con cái vẫn có quyền thừa kế nếu thuộc các trường hợp sau:

    (1) Con chưa thành niên hoặc con thành niên không có khả năng lao động: Những người con này sẽ vẫn được hưởng phần di sản ít nhất bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, dù trong di chúc có chỉ định người khác thừa kế tài sản. Đây là phần di sản bắt buộc mà người lập di chúc không thể từ chối hoàn toàn cho các con.

    (2) Trường hợp con thành niên có khả năng lao động: Nếu con cái có khả năng lao động và đủ tuổi thành niên, họ sẽ phải tuân theo nội dung của di chúc, trừ trường hợp di chúc không hợp pháp hoặc có sự vi phạm quy định về di sản thừa kế bắt buộc.

    Tuy nhiên, điều này không áp dụng với những người từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015.

    Trường hợp cha mẹ đã lập di chúc và chỉ định người khác thừa kế đất đai, con cái có quyền thừa kế không?

    Trường hợp cha mẹ đã lập di chúc và chỉ định người khác thừa kế đất đai, con cái có quyền thừa kế không?(Hình ảnh từ Internet)

    Văn bản về thừa kế đất đai có cần phải công chứng không?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
    ...
    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
    d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

    Như vậy, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

    Con đẻ và con nuôi có được hưởng di sản thừa kế như nhau không?

    Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Người thừa kế theo pháp luật
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy, con đẻ và con nuôi đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết và được hưởng di sản thừa kế bằng nhau, trừ khi có điều khoản khác trong di chúc hoặc có sự truất quyền thừa kế.

    14