Trong thơ mừng năm 1961 Hồ Chí Minh đã chúc cả nước điều gì?
Nội dung chính
Trong thơ mừng năm 1961 Hồ Chí Minh đã chúc cả nước điều gì? Bài thơ mừng năm 1961
Bài thơ mừng năm 1961 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN SỬU - 1961
Mừng nǎm mới, mừng xuân mới,
Mừng Việt Nam, mừng thế giới!
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh,
Kế hoạch 5 năm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!
Chúc hoà bình thống nhất thành công!
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!
Như vậy,trong bài thơ mừng năm 1961,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc cả nước "Đại thắng lợi, vững bầu lòng, gặt hái nhiều thành công và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".
Bài thơ này không chỉ thể hiện lòng tin tưởng vào sự phát triển và thành công của đất nước mà còn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Bác đối với đời sống và hạnh phúc của nhân dân.
Từng câu chữ trong bài thơ không chỉ khơi dậy tinh thần phấn khởi, mà còn lan tỏa sự quan tâm sâu sắc của Bác dành cho đời sống và hạnh phúc của nhân dân. Bài thơ như một lời động viên mạnh mẽ, kêu gọi toàn dân đoàn kết, chung sức chung lòng phấn đấu vì mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, bảo vệ Tổ quốc vững bền.
Bài thơ mừng năm 1961 mang một thông điệp tích cực, khuyến khích tinh thần lạc quan và động viên toàn dân nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thơ mừng năm 1961 Hồ Chí Minh đã chúc cả nước điều gì? (Ảnh từ Internet)
Đặc điểm môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông là:
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, gồm 2 phần: phần bắt buộc đối với tất cả học sinh và phần lựa chọn cho học sinh chọn môn Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.
Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hóa, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.