Trong nội dung của nhiệm vụ thiết kế xây dựng có gồm các yêu cầu về quy hoạch công trình?
Nội dung chính
Trong nội dung của nhiệm vụ thiết kế xây dựng có gồm các yêu cầu về quy hoạch công trình?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
...
3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
...
Như vậy, trong nội dung của nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải bao gồm các yêu cầu về quy hoạch công trình.
Trong nội dung của nhiệm vụ thiết kế xây dựng có gồm các yêu cầu về quy hoạch công trình? (Ảnh từ Internet)
Chủ đầu tư có được tố chức lập tất cả các bước thiết kế xây dựng?
Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Bước thiết kế xây dựng
...
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
...
Như vậy, chủ đầu tư có quyền tổ chức lập các bước thiết kế xây dựng, tuy nhiên, quyền này có giới hạn. Cụ thể là chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng, ngoại trừ các bước thiết kế xây dựng mà hợp đồng đã giao trách nhiệm cho nhà thầu xây dựng thực hiện.
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
1. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau:
a) Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
b) Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;
c) Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;
d) Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:
a) Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;
b) Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng;
c) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau:
(1) Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
Hồ sơ thiết kế xây dựng gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát liên quan, dự toán xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình (nếu có).
Bản vẽ thiết kế phải đảm bảo kích cỡ, tỷ lệ, khung tên theo tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng. Khung tên ghi rõ tên, chữ ký của người thiết kế, kiểm tra, chủ trì và chủ nhiệm thiết kế. Nhà thầu thiết kế (nếu là tổ chức) phải xác nhận, đóng dấu.
Hồ sơ được đóng thành tập theo khuôn khổ thống nhất, có danh mục, ký hiệu và số để dễ tra cứu, bảo quản lâu dài.
Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quốc gia về quy cách và nội dung hồ sơ thiết kế cho từng bước thiết kế.
(2) Chỉ dẫn kỹ thuật
Là cơ sở để giám sát, thi công và nghiệm thu công trình, được lập bởi nhà thầu thiết kế hoặc tư vấn khác do chủ đầu tư thuê.
Phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và thiết kế xây dựng đã phê duyệt.
Với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, chủ đầu tư yêu cầu lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng. Với các công trình khác, chỉ dẫn kỹ thuật có thể lập riêng hoặc tích hợp trong thuyết minh thiết kế.
(3) Lưu trữ hồ sơ thiết kế
Hồ sơ thiết kế xây dựng là một phần của hồ sơ hoàn thành công trình, phải được lưu trữ theo quy định về quản lý chất lượng, bảo trì công trình và pháp luật về lưu trữ.