Trình tự xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?

Trình tự xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?

    Trình tự xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp của Hội đồng dân tộc được quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:

    Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:

    - Đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo;

    - Đại diện cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản giải trình;

    - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;

    - Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thảo luận;

    - Chủ tọa phiên họp tóm tắt ý kiến phát biểu tại phiên họp;

    - Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật khi xét thấy cần thiết.

    Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội kiến nghị cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

    14