Trình tự thủ tục cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

Phương thức cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và trình tự thủ tục cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

Nội dung chính

    Phương thức cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

    Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 quy định việc quản lý nguồn vốn và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng để cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

    Theo Điều 11 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022, Quỹ Đầu tư phát triển thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay phù hợp như sau:

    (1) Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, Quỹ Đầu tư phát triển và khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng cho vay.

    (2) Cho vay hợp vốn: Quỹ Đầu tư phát triển được làm đầu mối cho vay hợp vốn hoặc cùng hợp vốn với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác để cho vay dự án. Việc cho vay hợp vốn phải lập thành hợp đồng với các điều kiện, điều khoản tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    Trình tự thủ tục cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

    Trình tự thủ tục cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng (Hình từ Internet)

    Biện pháp bảo đảm tiền vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

    Theo Điều 12 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng như sau:

    (1) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: Quỹ Đầu tư phát triển căn cứ vào đặc điểm của từng dự án đầu tư để lựa chọn một, một số hoặc tất cả các biện pháp bảo đảm tiền vay sau đây:

    - Thế chấp bằng tài sản của khách hàng;

    - Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay;

    - Thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba;

    - Các biện pháp bảo đảm tiền vay khác phù hợp với quy định của pháp luật.

    (2) Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    Trình tự thủ tục cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

    Trình tự thủ tục cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng được quy định tại Điều 13 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 như sau:

    (1) Tiếp nhận hồ sơ theo danh mục hồ sơ được ban hành kèm theo Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022

    (2) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay; Xác minh hiện trạng nhà ở, đất ở đối với cá nhân vay vốn.

    (3) Xác định biện pháp bảo đảm tiền vay theo Điều 12 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 và lập Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).

    (4) Lập Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng.

    (5) Lập Báo cáo đánh giá rủi ro.

    (6) Ban hành Quyết định cho vay theo thẩm quyền tại Điều 10 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 hoặc văn bản trả lời về việc không đồng ý cho vay.

    (7) Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, Bảng kê rút vốn, Giấy nhận nợ.

    (8) Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

    - Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm đăng ký giao dịch bảo đảm.

    - Các loại phí phát sinh (nếu có) do bên thế chấp thanh toán, bao gồm:

    + Phí công chứng, Phí đăng ký giao dịch bảo đảm;

    + Phí thay đổi thông tin đã đăng ký; Phí gia hạn thời gian đăng đăng ký;

    + Phí yêu cầu cung cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm;

    + Phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

    + Phí yêu cầu cung cấp bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

    + Các loại phí khác (nếu có) theo quy định.

    (9) Bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm

    - Lập biên bản bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm giữa Quỹ Đầu tư phát triển và khách hàng.

    - Lập biên bản bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm giữa bộ phận nghiệp vụ và kế toán.

    (10) Giải ngân vốn vay sau khi hoàn thành các thủ tục về vay vốn, tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

    - Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải lập Bảng kê rút vốn vay, Giấy nhận nợ. Rút vốn lần thứ hai trở đi, khách hàng nộp báo cáo tiến độ thực hiện và các chứng từ sử dụng vốn vay của lần rút vốn trước đó kèm theo hồ sơ chứng từ giải ngân vốn vay gửi cho Bộ phận nghiệp vụ kiểm tra, đề xuất giải ngân theo quy định.

    - Bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.

    - Trong quá trình giải ngân, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng, Quỹ Đầu tư phát triển trình cấp có thẩm quyền theo Điều 10 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 xem xét, quyết định tạm dừng giải ngân/thu hồi vốn vay trước hạn,... theo quy định.

    (11) Kiểm soát vốn vay sau giải ngân

    - Kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tiến hành định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần trong thời gian vay hoặc đột xuất (nếu cần thiết).

    - Việc kiểm tra có thể được thực hiện đồng thời hai hình thức kiểm tra thông qua hồ sơ chứng từ và kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

    - Kiểm tra tài sản thế chấp: ít nhất một năm một lần về tình hình tài sản thế chấp, dự báo tăng/giảm giá trị tài sản thế chấp, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc bảo quản và sử dụng đối với tài sản thế chấp như nêu tại hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng thế chấp tài sản.

    - Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản thế chấp (nếu có), bổ sung/thay thế tài sản thế chấp (nếu có).

    - Trường hợp phát hiện tài sản thế chấp có sai lệch so với hợp đồng thế chấp tài sản, tiến hành lập biên bản thực tế và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất hướng giải quyết.

    (12) Thu hồi nợ gốc hoặc lãi: thực hiện theo Điều 14 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022.

    (13) Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản sau khi khách hàng thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả nợ vay gồm gốc, lãi và phạt (nếu có) theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký.

    (14) Các phụ lục, văn bản mẫu được ban hành kèm theo Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022.

    11