Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC thay đổi thế nào? Thành phố Gò Công sau sáp nhập đổi tên ra sao?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC thay đổi thế nào? Thành phố Gò Công sau sáp nhập đổi tên ra sao? Sáp nhập tỉnh thành phường xã 2025 sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

Nội dung chính

Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC thay đổi thế nào? Thành phố Gò Công sau sáp nhập đổi tên ra sao?

Tp Gò Công là thành phố trực thuộc tỉnh Tiền Giang trước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành phường xã năm 2025.

Tại khoản 21 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 nêu rõ, tỉnh Tiền Giang sáp nhập Đồng Tháp, thành tỉnh mới lấy tên là tỉnh Đồng Tháp.

Về xã phường sau khi Tiền Giang sáp nhập Đồng Tháp được thực hiện theo Nghị quyết 1663/NQ-UBTVQH15 năm 2025. Trong đó, các ĐVHC của Tp Gò Công thay đổi như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
...
88. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1 và Phường 5 (thành phố Gò Công), phường Long Hòa thành phường mới có tên gọi là phường Gò Công.
89. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 2 (thành phố Gò Công) và phường Long Thuận thành phường mới có tên gọi là phường Long Thuận.
90. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Long Chánh và xã Bình Xuân thành phường mới có tên gọi là phường Bình Xuân.
91. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Long Hưng, xã Tân Trung và xã Bình Đông thành phường mới có tên gọi là phường Sơn Qui.
...

Theo đó, Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC cấp xã giảm từ 10 ĐVHC cấp xã còn 4 ĐVHC cấp xã, cụ thể:

STT

ĐVHC trước sáp nhập

ĐVHC hình thành sau sáp nhập

Trụ sở

1

Phường 1

Phường Gò Công

UBND phường 1 (cũ)

Phường 5

Phường Long Hòa

2

Phường 2

Phường Long Thuận

UBND phường Long Thuận (cũ)

Phường Long Thuận

3

Phường Long Chánh

Phường Bình Xuân

UBND phường Long Chánh (cũ)

Xã Bình Xuân

4

Phường Long Hưng

Phường Sơn Qui

UBND xã Tân Trung (cũ)

Xã Tân Trung

Xã Bình Đông

ĐVHC hình thành sau khi Tp Gò Công sáp nhập

Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC thay đổi thế nào? Thành phố Gò Công sau sáp nhập đổi tên ra sao?

Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC thay đổi thế nào? Thành phố Gò Công sau sáp nhập đổi tên ra sao? (Hình từ Internet)

Sáp nhập tỉnh thành phường xã 2025 sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập tỉnh cần thay đổi giấy tờ đất, sổ đỏ như sau:

Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
...

Quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:

Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà sau khi sắp xếp không xác định được cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ văn bản.

Tóm lại, khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành 2025 cũng như sáp nhập tỉnh Tuyên quang và Hà Giang thì các giấy tờ đất, sổ đỏ vẫn còn giá trị sử dụng. Người dân chỉ cần đăng ký biến động đối với giấy tờ đất, sổ đỏ của mình nếu có nhu cầu.

Sau sáp nhập tỉnh Đồng Tháp mới giáp tỉnh nào?

Theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
...
21. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 5.938,64 km2, quy mô dân số là 4.370.046 người.

Tỉnh Đồng Tháp giáp các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.

...

Theo đó, sau sáp nhập, tỉnh Đồng Tháp mới giáp với các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.

Trên đây là nội dung "Tp Gò Công sáp nhập ĐVHC thay đổi thế nào? Thành phố Gò Công sau sáp nhập đổi tên ra sao?"

saved-content
unsaved-content
1