Tội cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu theo Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị xử lý như thế nào?

Từ ngày 01/01/2018, những trường hợp chuẩn bị phạm tội nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và mức phạt có thể được áp dụng trong các tình huống cụ thể sẽ là gì?

Nội dung chính

    Tội cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu theo Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018), cụm từ kinh tế lao động bị bãi bỏ bởi Điểm k Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

    1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

    Dấu hiệu pháp lý của tội này là:

    Khách thể: Tội phạm này xâm phạm hoạt động tư pháp.

    Chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định.

    Mặt khách quan: Hành vi cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc.

    Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

    Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với tội dành này là 01 năm tù.

    1