Phường Khương Trung sáp nhập với phường nào?
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Phường Khương Trung sáp nhập với phường nào?
Khương Trung là một phường thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phường có vị trí ranh giới như sau:
- Phía đông giáp phường Khương Mai
- Phía tây giáp phường Thượng Đình
- Phía nam giáp phường Khương Đình và quận Hoàng Mai
- Phía bắc giáp quận Đống Đa.
Phường Khương Trung có diện tích 73,79 ha (0,74 km2), dân số năm 2021 khoảng 35.000 người.
Theo Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 phường Khương Trung được sắp sếp như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
[...]
23. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hạ Đình, Khương Đình, Khương Trung, một phần diện tích tự nhiên của phường Đại Kim và xã Tân Triều, phần còn lại của phường Thanh Xuân Trung và phường Thượng Đình sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 22 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Khương Đình.
24. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Khương Mai, phần còn lại của phường Thịnh Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 16, 19, 21 Điều này, phần còn lại của phường Phương Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 18 Điều này, phần còn lại của phường Định Công sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 19 Điều này, phần còn lại của phường Khương Đình và phường Khương Trung sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 23 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Phương Liệt.
[...]
Như vậy phường Khương Trung được sắp xếp thành 2 phường mới là phường Khương Đình và phường Phương Liệt:
- Phường Phương Liệt: 1 phần phường Khương Trung sáp nhập với phường Khương Mai + phần còn lại của phường Thịnh Liệt + phần còn lại của phường Phương Liệt + phần còn lại của phường Định Công + phần còn lại của phường Khương Đình
- Phường Khương Đình: 1 phần phường Khương Trung sáp nhập với một phần các phường Hạ Đình, Khương Đình + một phần diện tích tự nhiên của phường Đại Kim và xã Tân Triều + phần còn lại của phường Thanh Xuân Trung và phường Thượng Đình.
Phường Khương Trung sáp nhập với phường nào? (hình từ internet)
Quận Đống Đa còn bao nhiêu phường sau sáp nhập?
Quận Đống Đa trước khi sáp nhập có 17 phường, gồm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Phương Liên - Trung Tự, Khâm Thiên, Kim Liên, Khương Thượng, Thịnh Quang, Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Trung Liệt, Cát Linh, Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Mai, Thổ Quan, Văn Chương, Láng Thượng.
Theo Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội năm 2025, địa phận quận Đống Đa được sắp xếp còn 5 phường. Cụ thể:
- Phường Đống Đa: Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thịnh Quang và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Quang Trung (quận Đống Đa), Láng Hạ, Nam Đồng, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt
- Phường Kim Liên: Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Kim Liên, phường Khương Thượng, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự, Trung Liệt, phần còn lại của phường Phương Mai, phường Quang Trung
- Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Khâm Thiên, Thổ Quan, Văn Chương, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Điện Biên, Hàng Bột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phần còn lại của phường Cửa Nam, Lê Đại Hành, Nam Đồng, Nguyễn Du, Phương Liên - Trung Tự sau khi sắp xếp.
- Phường Láng: Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Láng Thượng, phần còn lại của phường Láng Hạ, phường Ngọc Khánh sau khi sắp xếp.
- Phường Ô Chợ Dừa: Sắp xếp phần còn lại của phường Cát Linh, Điện Biên, Thành Công, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt, Hàng Bột và phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám sau khi sắp xếp.
Hợp đồng mua nhà phường Khương Trung phải có những nội dung gì?
Hợp đồng mua nhà phường Khương Trung phải có những nội dung đươc quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023 về hợp đồng về nhà ở như sau:
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua;
- Cam kết của các bên;
- Thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.