Sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu như thế nào? Huyện Tân Uyên sáp nhập đổi thành gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu như thế nào? Huyện Tân Uyên sáp nhập đổi thành gì? Việc sáp nhập đơn vị hành chính có phải đảm bảo điều kiện phù hợp với quy hoạch không?

Nội dung chính

Sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu như thế nào? Huyện Tân Uyên sáp nhập đổi thành gì?

Trước khi sáp nhập, huyện Tân Uyên có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

- 1 thị trấn Tân Uyên;

- 9 xã: Hố Mít, Mường Khoa, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Phúc Khoa, Tà Mít, Thân Thuộc, Trung Đồng.

Như vậy, việc sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu như thế nào? Huyện Tân Uyên sáp nhập đổi thành gì? được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1670/NQ-UBTVQH15 như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu
Trên cơ sở Đề án số 358/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu như sau:
[...]
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hố Mít và xã Pắc Ta thành xã mới có tên gọi là xã Pắc Ta.
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tà Mít và xã Nậm Sỏthành xã mới có tên gọi là xã Nậm Sỏ.
7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Tân Uyên và các xã Trung Đồng, Thân Thuộc, Nậm Cần thành xã mới có tên gọi là xã Tân Uyên.
8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phúc Khoa và xã Mường Khoa thành xã mới có tên gọi là xã Mường Khoa.
[...]

Trên cơ sở Đề án số 358/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu.

Trong đó, có quy định sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu đổi thành 4 xã mới gồm: xã Pắc Ta, xã Nậm Sỏ, xã Tân Uyên, xã Mường Khoa.

Sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu như thế nào? Huyện Tân Uyên sáp nhập đổi thành gì?

Sáp nhập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu như thế nào? Huyện Tân Uyên sáp nhập đổi thành gì? (Hình từ Internet)

Việc sáp nhập đơn vị hành chính có phải đảm bảo điều kiện phù hợp với quy hoạch không?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau:

Điều 8. Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
[...]

Theo đó, một trong những điều kiện phải đảm bảo khi sáp nhập đơn vị hành chính là phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ai có trách nhiệm xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau:

Điều 10. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
[...]
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án. Đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh thì gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến. Đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thì gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan trực tiếp để xem xét, cho ý kiến.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh tại kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quy định.

Như vậy, đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

saved-content
unsaved-content
1