Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại đối với hồ sơ dự thầu dự án đầu tư có sử dụng đất là gì?

Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại đối với hồ sơ dự thầu dự án đầu tư có sử dụng đất là gì? Phương pháp đánh giá được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại đối với hồ sơ dự thầu dự án đầu tư có sử dụng đất là gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/04/2020), tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại gồm:

    - Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại

    + Tiêu chuẩn về tổng chi phí thực hiện dự án (M1);

    + Tiêu chuẩn về giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2);

    + Tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư (M3).

    Trong đó:

    ++ M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu căn cứ nội dung m1 được xác định trong hồ sơ mời thầu;

    ++ M2 là giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu căn cứ nội dung m2 được xác định trong hồ sơ mời thầu.

    Trường hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được duyệt thấp hơn giá trị M2 thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn giá trị M2 thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt, giá trị phần thiếu hụt được tính vào vốn đầu tư của dự án.
    Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án được duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại theo phương án được duyệt chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

    ++ M3 là giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại

    + Sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để đánh giá về tài chính - thương mại. Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất hiệu quả đầu tư để so sánh, xếp hạng. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3);

    + Nhà đầu tư có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 (M1 ≥ m1), giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 (M2 ≥ m2), giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn và cao nhất được xếp thứ nhất, được xem xét đề nghị trúng thầu.

    10