Thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho ông nội đã chết từ lâu thì phải đến cơ quan nào?
Nội dung chính
Thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho ông nội đã chết từ lâu thì phải đến cơ quan nào?
Tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định:
Việc đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch và hướng dẫn sau đây:
1. Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.
Và tại Điều 32 của Luật hộ tịch 2014 thì:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đăng ký khai tử đổi với trường hợp ông bạn đã chết lâu rồi vẫn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng ông bạn hoặc nơi phát hiện thi thể ông bạn để thực hiện việc đăng ký khai tử.
Đi khai tử không đúng hạn có được miễn lệ phí Hộ tịch hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau:
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Như vậy, trường hợp khai tử không đúng hạn thì sẽ không được miễn lệ theo quy định trên.