Thông tin Panasonic giải thể? Panasonic kêu gọi nhân viên nghỉ hưu sớm
Nội dung chính
Thông tin Panasonic giải thể? Panasonic kêu gọi nhân viên nghỉ hưu sớm
Vừa qua, đã có thông tin về Panasonic giải thể. Theo đó, Panasonic Holdings sẽ cân nhắc bán hoặc thu hẹp quy mô mảng kinh doanh TV đang gặp khó khăn.
Tập đoàn mẹ đã công bố kế hoạch tái cấu trúc vào ngày hôm đó, với trọng tâm là giải thể đơn vị Panasonic (Panasonic giải thể) – doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực đồ gia dụng – vào cuối năm tài chính 2025.
Thay vào đó, ba công ty điều hành sẽ được thành lập để quản lý các mảng sản phẩm như thiết bị gia dụng (tủ lạnh, máy giặt), điều hòa không khí và phân phối thực phẩm, cùng với hệ thống chiếu sáng và các lĩnh vực điện khác.
Hiện tại, Panasonic có sáu công ty đang hoạt động, ngoại trừ mảng kinh doanh ô tô đã được bán vào tháng 12. Kế hoạch tái cấu trúc cũng bao gồm việc hợp nhất bộ phận giám sát thiết bị giải trí (TV, dàn âm thanh) với mảng thiết bị điện gia dụng lớn (tủ lạnh, máy giặt, máy sấy).
Việc Panasonic giải thể và sáp nhập các bộ phận thiết bị gia dụng sẽ nâng tổng số công ty hoạt động dưới sự quản lý của tập đoàn lên bảy công ty.
Ngoài ra, Panasonic còn thực hiện việc kêu gọi nhân viên nghỉ hưu sớm trong chiến lược cắt giảm nhân sự.
Thông tin Panasonic giải thể? Panasonic kêu gọi nhân viên nghỉ hưu sớm (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bị giải thể trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong những trường hợp như sau:
(1) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
(2) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
(3) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
(4) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có các nghĩa vụ như sau:
(1) Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
(2) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
(3) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
(4) Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
(5) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
(6) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.