16:25 - 22/10/2024

Thời gian lập quy hoạch đô thị trong bao lâu? Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được quy định như thế nào?

Thời gian lập quy hoạch đô thị trong bao lâu? Nhà nước có trách nhiệm quản lý quy hoạch đô thị như thế nào? Những nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị gồm những nội dung nào?

Nội dung chính

    Thời gian lập quy hoạch đô thị là bao lâu?

    Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về thời gian lập quy hoạch đô thị như sau:

    Thời gian lập quy hoạch đô thị
    1. Thời gian lập quy hoạch chung đô thị:
    a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chung không quá 03 tháng, thời gian lập đồ án không quá 15 tháng;
    b) Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới, thời gian lập nhiệm vụ không quá 02 tháng và thời gian lập đồ án không quá 12 tháng;
    c) Đối với thị trấn, thời gian lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 09 tháng.
    2. Thời gian lập quy hoạch phân khu: đối với lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 09 tháng.
    3. Thời gian lập quy hoạch chi tiết: đối với lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 06 tháng.
    4. Thời gian lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật không quá 9 tháng.
    5. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch. Thời gian lập đồ án quy hoạch được tính kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp việc lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch do hai pháp nhân khác nhau thực hiện thì thời gian lập đồ án được tính từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn.

    Như vậy, thời gian lập quy hoạch thường thường không quá 3 tháng đối với thời gian lập nhiệm vụ và không quá 15 tháng đối với thời gian lập đồ án, tùy vào khu vực quy hoạch được nêu trên.  

    Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch. Thời gian lập đồ án quy hoạch được tính kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp việc lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch do hai pháp nhân khác nhau thực hiện thì thời gian lập đồ án được tính từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn.

    Thời gian lập quy hoạch đô thị trong bao lâu? Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 5 Luật Quy hoạch đô thị 2009, có cụm từ bị thay thế bởi điểm c khoản 3 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 quy định về nguyên tắc phải tuân thủ khi quy hoạch đô thị như sau:

    Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị:
    Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc.

    Như vây, nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tổ chức hợp lý và bền vững của đô thị. Cả tổ chức và cá nhân, khi tiến hành các hoạt động liên quan đến phát triển đô thị, đều phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định đã được xây dựng để đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong quy hoạch đô thị.

    Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, bao gồm các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, và kế hoạch sử dụng đất đô thị. Ngoài ra, việc quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị cũng phải được thực hiện theo các quy định đã được xác định.

    Tóm lại, nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển đô thị đồng bộ và bền vững, đồng thời giữ gìn và tôn trọng những giá trị văn hóa, kiến trúc của đô thị.

    Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ra sao?

    Theo quy định tại Điều 13 Luật Quy hoạch đô thị 2009, có cụm từ bị thay thế bởi điểm c khoản 3 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019  quy định nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị như sau:

    -  Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị.

    -  Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.

    - Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý kiến trúc.

    - Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.

    - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị.

    - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị.

    - Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị.

    - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị.

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 14 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy đinh về trách nhiệm của nhà nước về quy hoạch đô thị như sau:

    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong phạm vi cả nước.

    - Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.

    - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

     

     

    24