Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức giúp việc cho Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức giúp việc cho Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức giúp việc cho Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định như thế nào?

    Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức giúp việc cho Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được quy định tại Đoan 1 Tiểu mục 2.1 Mục II Thông tư 130/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức. Cụ thể là:

    Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9Nghị định 54/2005/NĐ-CP, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9Nghị định 54/2005/NĐ-CP
    Khoản 1 Điều 9 Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định như sau:
    Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức quy định tại Nghị định này là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi công chức có quyết định thôi việc của cơ quan có thẩm quyền.
    Tổng thời gian làm việc bao gồm:
    a) Thời gian công chức làm việc thực tế tại cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước;
    b) Thời gian làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang mà chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;
    c) Thời gian được cơ quan, đơn vị ký hợp đồng lao động;
    d) Thời gian được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
    đ) Thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và Điều 78 của Bộ luật Lao động 2019;
    e) Thời gian nghỉ việc để chữa bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và thời gian này được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
    g) Thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 117 của Bộ luật Lao động 2019
    h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
    i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998;
    k) Thời gian chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án (trường hợp được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ) và trong thời gian này được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc.
    Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc đối với công chức giúp việc cho Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi công chức có quyết định thôi việc của cơ quan có thẩm quyền theo các quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn.
    Đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) tại thời điểm công chức, viên chức có quyết định thôi việc.

    Trên đây là nội dung về thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức giúp việc cho Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 130/2005/TT-BNV.

    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ