Thị trấn Thanh Bình đổi thành gì? Sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Thị trấn Thanh Bình đổi thành gì? Sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp như thế nào? Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có 2 cấp nào?

Nội dung chính

Thị trấn Thanh Bình đổi thành gì? Sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1663/NQ-UBTVQH15 có quy định về việc thị trấn Thanh Bình đổi thành gì? Sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp như thế nào? như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở Đề án số 377/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Tháp (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Tháp như sau:
[...]
7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Long Thuận, xã Phú Thuận A và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Thuận B thành xã mới có tên gọi là xã Long Phú Thuận.
8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Thành B và xã An Hòa thành xã mới có tên gọi là xã An Hòa.
9. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Đức và xã Phú Hiệp thành xã mới có tên gọi là xã Tam Nông.
10. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Thành A và xã Phú Thọ thành xã mới có tên gọi là xã Phú Thọ.
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Tràm Chim và xã Tân Công Sính thành xã mới có tên gọi là xã Tràm Chim.
12. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Cường (huyện Tam Nông), xã Hòa Bình và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Gáo Giồng thành xã mới có tên gọi là xã Phú Cường.
13. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã An Phong, Phú Ninh và An Long thành xã mới có tên gọi là xã An Long.
14. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Mỹ và xã Tân Phú (huyện Thanh Bình), thị trấn Thanh Bình và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Thạnh (huyện Thanh Bình) thành xã mới có tên gọi là xã Thanh Bình.
[...]

Theo đó, sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Mỹ và xã Tân Phú (huyện Thanh Bình), thị trấn Thanh Bình và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Thạnh (huyện Thanh Bình) thành xã mới có tên gọi là xã Thanh Bình.

Như vậy, sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp đổi thành xã Thanh Bình.

Thị trấn Thanh Bình đổi thành gì? Sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp như thế nào?

Thị trấn Thanh Bình đổi thành gì? Sáp nhập thị trấn Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp như thế nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có 2 cấp nào?

Tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau:

Điều 1. Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Như vậy, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).

Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã có phải lập thành biên bản không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 như sau:

Điều 235. Hòa giải tranh chấp đất đai
[...]
2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
b) Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
c) Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;
d) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
đ) Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

Theo đó, trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

saved-content
unsaved-content
1