Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp tàu biển rời cảng khi có quyết định bắt giữ xử lý như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật thực hiện việc bắt giữ tàu biển. Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp tàu biển rời cảng khi có quyết định bắt giữ xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp tàu biển rời cảng khi có quyết định bắt giữ xử lý như thế nào?

    Trường hợp tàu biển rời cảng khi có quyết định bắt giữ được quy định tại Điều 8 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển như sau:

    - Trường hợp Cảng vụ nhận quyết định bắt giữ tàu biển sau khi tàu rời bến cảng, vùng neo đậu thì Cảng vụ phải liên lạc ngay với Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu thông báo về quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án để yêu cầu Thuyền trưởng cho tàu neo đậu tại vị trí do Cảng vụ chỉ định để thi hành quyết định bắt giữ tàu biển.

    - Trường hợp không liên lạc được với Thuyền trưởng, chủ tàu, đại lý của chủ tàu hoặc Thuyền trưởng không cho tàu neo đậu tại vị trí do Cảng vụ chỉ định hoặc tự ý cho tàu rời vị trí neo đậu sau khi đã nhận được quyết định bắt giữ tàu biển thì Cảng vụ yêu cầu lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ.

    Trên đây là nội dung về trường hợp tàu biển rời cảng khi có quyết định bắt giữ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 57/2010/NĐ-CP

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    34
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ