Theo pháp luật Việt Nam, tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong trường hợp nào?

Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về xử lý tàu biển. Theo pháp luật Việt Nam, tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam, tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong trường hợp nào?

    Chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ được quy định tại Điều 15 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển như sau:

    Tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong các trường hợp sau đây:

    - Chủ tàu tuyên bố bằng văn bản việc từ bỏ tàu biển đang bị bắt giữ mà không chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu biển đó cho tổ chức bảo hiểm hợp pháp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác. Văn bản tuyên bố bỏ tàu của chủ tàu phải được gửi cho Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển và Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển;

    - Chủ tàu tự bỏ tàu trong thực tế và sau 30 ngày kể từ ngày Cảng vụ có văn bản gửi chủ tàu và thông báo ba lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương về trách nhiệm của chủ tàu đối với tàu đang bị bắt giữ mà chủ tàu không liên lạc với cơ quan ra thông báo.

    Trên đây là nội dung về chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 57/2010/NĐ-CP

    14