Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Theo pháp luật Việt Nam, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc nào?

Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật về thực hiện việc bắt giữ tàu biển. Theo pháp luật Việt Nam, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc nào?

    Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển như sau:

    a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
    b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
    c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
    d) Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp sau đây:
    - Các trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
    - Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
    Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm d khoản này.
    - Ngoài ra, nội dung liên quan đến việc bảo đảm chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển từ ngân sách nhà nước do Bộ Tài Chính hướng dẫn chi tiết được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 220/2012/TTLT-BTC-BGTVT

    Trên đây là nội dung về nguyên tắc thanh toán chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 57/2010/NĐ-CP

    4