Thể hiện và trình bày mốc địa giới và đường địa giới các cấp có trong khu đo bản đồ địa chính như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Thể hiện và trình bày mốc địa giới và đường địa giới các cấp có trong khu đo bản đồ địa chính như thế nào? Có mấy nguyên tắc đo đạc lập bản đồ địa chính cần phải đảm bảo?

Nội dung chính

    Thể hiện và trình bày mốc địa giới và đường địa giới các cấp có trong khu đo bản đồ địa chính như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định thể hiện và trình bày mốc địa giới và đường địa giới các cấp có trong khu đo bản đồ địa chính cụ thể như sau:

    (1) Đơn vị đo đạc phối hợp với công chức làm công tác địa chính xác định vị trí mốc địa giới, đường địa giới các cấp trên thực địa và mép nước biển thấp nhất ở thời điểm đo đạc;

    (2) Mốc quốc giới và đường biên giới quốc gia được chuyển vẽ từ hồ sơ phân giới cắm mốc theo Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia và hướng dẫn của Bộ Ngoại giao;

    (3) Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp được chuyển vẽ từ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính mới nhất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp đơn vị hành chính ven biển có hồ sơ thể hiện đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và khu vực lấn biển theo hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chuyển vẽ lên bản đồ địa chính.

    - Khi đo đạc thực địa phải đo đạc xác định vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính có trên thực địa và đo đạc chi tiết mép nước biển thấp nhất ở thời điểm đo đạc.

    - Đối với đường địa giới đơn vị hành chính được mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và đối tượng có dạng hình tuyến khác có độ rộng trên thực địa từ 0,5 m trở lên thì đo đạc chi tiết hai bên mép đối tượng đó để xác định.

    - Khi phát hiện có sự chưa thống nhất về mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính thể hiện trên hồ sơ với thực tế đang quản lý hoặc khu vực chưa xác định địa giới đơn vị hành chính thì đơn vị đo đạc ghi nhận cụ thể và lập báo cáo các khu vực chưa thống nhất, chưa xác định đường địa giới đơn vị hành chính gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và giao nộp sản phẩm theo quy định;

    (4) Đối với khu đo liên quan đến đường địa giới đơn vị hành chính thì sau khi đo đạc chi tiết, đơn vị đo đạc lập biên bản xác nhận thể hiện địa giới đơn vị hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 13 kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT;

    (5) Trường hợp địa giới đơn vị hành chính giữa hồ sơ với thực tế đang quản lý không phù hợp với nhau hoặc trên hồ sơ chưa xác định địa giới đơn vị hành chính thì trên bản đồ địa chính thể hiện riêng đường địa giới đơn vị hành chính theo hồ sơ bằng ký hiệu màu đen và đường địa giới thực tế quản lý (phần chưa thống nhất hoặc chưa xác định) bằng ký hiệu màu đỏ.

    - Trường hợp đường địa giới đơn vị hành chính các cấp trùng nhau thì trên bản đồ địa chính thể hiện và trình bày theo đường địa giới đơn vị hành chính cấp cao nhất;

    (6) Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp thể hiện bằng ký hiệu và trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục số 22 kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT.

    Thể hiện và trình bày mốc địa giới và đường địa giới các cấp có trong khu đo bản đồ địa chính như thế nào?

    Thể hiện và trình bày mốc địa giới và đường địa giới các cấp có trong khu đo bản đồ địa chính như thế nào? (Hình từ Internet)

    Có mấy nguyên tắc đo đạc lập bản đồ địa chính cần phải đảm bảo?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo 04 nguyên tắc như sau:

    (1) Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

    (2) Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc;

    (3) Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính;

    (4) Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.

    Thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính cần đáp ứng điều kiện gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định điều kiện thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

    (1) Hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì lập thiết kế kỹ thuật - dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện thường xuyên theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;

    (2) Hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì lập phương án nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai, trừ hoạt động trích đo bản đồ địa chính thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất mà không sử dụng ngân sách nhà nước thì theo hợp đồng dịch vụ;

    (3) Trường hợp thực hiện đồng thời một trong các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì lập thiết kế kỹ thuật - dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai.

    29
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ