17:14 - 27/11/2024

Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?

Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày nào đến ngày nào? Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục phải không?

Nội dung chính

    Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?

    Tết Nguyên Đấn - Tết Ất Tỵ 2025 là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt Nam, đồng thời cũng là kỳ nghỉ dài nhất và được mong chờ nhất trong năm. Đây là thời khắc mọi người sum họp bên gia đình, cùng chào đón năm mới và bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với tổ tiên.

    Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 là thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch.

    Mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025 là thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch.

    Mùng 3 Tết Ất Tỵ 2025 là thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch.

    Như vậy, Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29 tháng 01 đến ngày 31 tháng 01 năm 2025.

    Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
    (Hình từ internet)

    Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục phải không?

    Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 5152/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 22/10/2024 và Công văn 5621/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 08/11/2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

    - Đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại các văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 01/5/2025. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động theo quy định.

    - Các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.

    - Các bộ, cơ quan, địa phương có kế hoạch, biện pháp cụ thể, phù hợp khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực, chủ động triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ, giá cả, thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2025, năm tăng tốc, bứt phá thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo nền tảng, tiền đề vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

    >> Xem chi tiết Công văn 8726/VPCP-KGVX Tại đây

    Theo đó, kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày. Công chức, lao động nghỉ từ thứ bảy, 25/1/2025 đến hết chủ nhật ngày 2/2/2025 (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

    Các trường hợp không được sử dụng lao động làm thêm giờ?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    Bảo vệ thai sản
    1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
    a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
    b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

    Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019:

    Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
    1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
    2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    Theo khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
    1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

    Như vậy, theo quy định phải luật, có 04 trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ cụ thể là:

    - Người mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

    - Người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;

    - Người chưa đủ 15 tuổi, riêng người từ 15 đến dưới 18 tuổi chỉ được làm thêm giờ với một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

    - Người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

    Chuyên viên pháp lý Lê Thị Thanh Lam
    118
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ