Sau sáp nhập tỉnh, TPHCM còn bao nhiêu xã?

Sau sáp nhập tỉnh, TPHCM còn bao nhiêu xã? Khi nào Chủ tịch UBND cấp xã được quyền quyết định thu hồi đất?

Nội dung chính

    Sau sáp nhập tỉnh, TPHCM còn bao nhiêu xã?

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 ngày 16/6/2025.

    Tải về Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 tại đây

    Theo đó, sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 01 đặc khu; trong đó có 112 phường, 50 xã, 01 đặc khu hình thành sau sắp xếp và 05 đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp là phường Thới Hòa, các xã Long Sơn, Hòa Hiệp, Bình Châu, Thạnh An.

    Dưới đây là danh sách tên gọi các xã ở TPHCM được thành lập sau sáp nhập tỉnh như sau:

    STT

    Tên gọi xã mới thành lập sau sáp nhập tỉnh

    Tên gọi xã cũ trước sáp nhập tỉnh

    1

    xã Vĩnh Lộc

    xã Vĩnh Lộc A và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phạm Văn Hai

    2

    xã Tân Vĩnh Lộc

    xã Vĩnh Lộc B, phần còn lại của xã Phạm Văn Hai sau khi sắp xếp và phần còn lại của phường Tân Tạo sau khi sắp xếp

    3

    xã Bình Lợi

    xã Lê Minh Xuân và xã Bình Lợi

    4

    xã Tân Nhựt

    thị trấn Tân Túc, xã Tân Nhựt, phần còn lại của phường Tân Tạo A, xã Tân Kiên sau khi sắp xếp và phần còn lại của Phường 16 (Quận 8) sau khi sắp xếp

    5

    xã Bình Chánh

    của xã Tân Quý Tây, xã Bình Chánh và phần còn lại của xã An Phú Tây

    6

    xã Hưng Long

    các xã Đa Phước, Qui Đức và Hưng Long thành

    7

    xã Bình Hưng

    xã Phong Phú, xã Bình Hưng và phần còn lại của Phường 7 (Quận 8)

    8

    xã Bình Khánh

    xã Tam Thôn Hiệp, xã Bình Khánh và một phần diện tích, quy mô dân số của xã An Thới Đông

    9

    xã An Thới Đông

    xã Lý Nhơn và phần còn lại của xã An Thới Đông

    10

    xã Cần Giờ

    xã Long Hòa (huyện Cần Giờ) và thị trấn Cần Thạnh

    11

    xã Củ Chi

    các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An

    12

    xã Tân An Hội

    thị trấn Củ Chi, xã Phước Hiệp và xã Tân An Hội

    13

    xã Thái Mỹ

    các xã Trung Lập Thượng, Phước Thạnh và Thái Mỹ thành

    14

    xã An Nhơn Tây

    các xã Phú Mỹ Hưng, An Phú và An Nhơn Tây

    15

    xã Nhuận Đức

    các xã Phạm Văn Cội, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức

    16

    xã Phú Hòa Đông

    các xã Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông và Phú Hòa Đông

    17

    xã Bình Mỹ

    các xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), Hòa Phú và Trung An

    18

    xã Đông Thạnh

    các xã Thới Tam Thôn, Nhị Bình và Đông Thạnh

    19

    xã Hóc Môn

    xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), xã Tân Xuân và thị trấn Hóc Môn

    20

    xã Xuân Thới Sơn

    các xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Đông và Xuân Thới Sơn

    21

    xã Bà Điểm

    các xã Xuân Thới Thượng, Trung Chánh và Bà Điểm

    22

    xã Nhà Bè

    thị trấn Nhà Bè và các xã Phú Xuân, Phước Kiển, Phước Lộc

    23

    xã Hiệp Phước

    xã Nhơn Đức, Long Thới và Hiệp Phước

    24

    xã Thường Tân

    các xã Lạc An, Hiếu Liêm, Thường Tân và phần còn lại của xã Tân Mỹ

    25

    xã Bắc Tân Uyên

    Thị trấn Tân Thành, xã Đất Cuốc và xã Tân Định

    26

    xã Phú Giáo

    thị trấn Phước Vĩnh, xã An Bình và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Lập

    27

    xã Phước Hòa

    xã Vĩnh Hòa, xã Phước Hòa và phần còn lại của xã Tam Lập

    28

    xã Phước Thành

    các xã Tân Hiệp (huyện Phú Giáo), An Thái và Phước Sang

    29

    xã An Long

    các xã An Linh, Tân Long và An Long

    30

    xã Trừ Văn Thố

    xã Trừ Văn Thố, xã Cây Trường II và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Lai Uyên

    31

    xã Bàu Bàng

    phần còn lại của thị trấn Lai Uyên

    32

    xã Long Hòa

    xã Long Tân và xã Long Hòa (huyện Dầu Tiếng), một phần của xã Minh Tân, xã Minh Thạnh

    33

    xã Thanh An

    xã Thanh An, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Định Hiệp và phần còn lại của xã Thanh Tuyền, xã An Lập

    34

    xã Dầu Tiếng

    thị trấn Dầu Tiếng, xã Định An, xã Định Thành và phần còn lại của xã Định Hiệp

    35

    xã Minh Thạnh

    xã Minh Hòa và phần còn lại của xã Minh Tân, xã Minh Thạnh

    36

    xã Châu Pha

    xã Tóc Tiên và xã Châu Pha

    37

    xã Long Hải

    thị trấn Long Hải, xã Phước Tỉnh và xã Phước Hưng

    38

    xã Long Điền

    thị trấn Long Điền và xã Tam An

    39

    xã Phước Hải

    thị trấn Phước Hải và xã Phước Hội

    40

    xã Đất Đỏ

    thị trấn Đất Đỏ và các xã Long Tân (huyện Long Đất), Láng Dài, Phước Long Thọ

    41

    xã Nghĩa Thành

    xã Đá Bạc và xã Nghĩa Thành

    42

    xã Ngãi Giao

    thị trấn Ngãi Giao, xã Bình Ba và xã Suối Nghệ

    43

    xã Kim Long

    thị trấn Kim Long, xã Bàu Chinh và xã Láng Lớn

    44

    xã Châu Đức

    xã Cù Bị và xã Xà Bang

    45

    xã Bình Giã

    xã Bình Trung, Quảng Thành và Bình Giã

    46

    xã Xuân Sơn

    xã Suối Rao, Sơn Bình và Xuân Sơn

    47

    xã Hồ Tràm

    thị trấn Phước Bửu, xã Phước Tân và xã Phước Thuận

    48

    xã Xuyên Mộc

    các xã Bông Trang, Bưng Riềng và Xuyên Mộc

    49

    xã Hòa Hội

    xã Hòa Hưng, Hòa Bình và Hòa Hội

    50

    xã Bàu Lâm

    xã Tân Lâm và xã Bàu Lâm

    Như vậy, sau sáp nhập tỉnh TPHCM còn 50 xã với danh sách tên gọi như trên.

    Sau sáp nhập tỉnh TPHCM còn bao nhiêu xã?Sau sáp nhập tỉnh TPHCM còn bao nhiêu xã? (Hình từ Internet)

    Khi nào Chủ tịch UBND cấp xã được quyền quyết định thu hồi đất?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP (chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025) về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã như sau:

    Điều 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
    1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, bao gồm:
    a) Chấp thuận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai; phê duyệt phương án sử dụng đất lúa của cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai;
    b) Quyết định thu hồi đất thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai; thu hồi đất liên quan đến quy định tại điểm b khoản 3, khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 87 và khoản 7 Điều 91 Luật Đất đai;
    c) Ban hành Thông báo thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 Luật Đất đai;
    d) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 87 Luật Đất đai;
    đ) Phê duyệt phương án cưỡng chế quyết định thu hồi đất và kinh phí cho hoạt động cưỡng chế quy định tại điểm b khoản 5 Điều 89 Luật Đất đai;
    e) Quyết định giá đất cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai;
    g) Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai;
    ...

    Theo đó, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quyền quyết định thu hồi đất từ 01/7/2025 nếu thuộc các trường hợp sau đây:

    - Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;

    - Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Đất đai 2024

    - Thu hồi đất liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất

    - Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp không phải bố trí tái định cư;

    - Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ và đồng ý nhận tiền bồi thường chi phí tạm cư;

    - Người có đất thu hồi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, bàn giao đất trên thực địa để tự xây dựng nhà ở tái định cư;

    - Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao nhà ở tái định cư;

    - Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất ở gắn liền với nhà ở tái định cư;

    - Người có đất thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở;

    - Người có đất thu hồi tự nguyện bàn giao đất cho Nhà nước và đã được bố trí tạm cư hoặc được chi trả kinh phí tạm cư.

    - Thu hồi đất liên quan đến việc tổ chức vận động, thuyết phục được tiến hành trong thời gian 10 ngày và phải được thể hiện bằng văn bản. Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không đồng ý hoặc không phối hợp thực hiện thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.

    - Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.

    Chuyên viên pháp lý Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    61