Quyết định 1404 QĐ TTg 2025 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn ra sao?

Quyết định 1404 QĐ TTg 2025 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn ra sao?

Nội dung chính

Quyết định 1404 QĐ TTg 2025 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn ra sao?

Ngày 28/6/2025 thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1404/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn.

>>> Tải về Quyết định 1404/QĐ-TTg năm 2025 Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

Theo đó, Quyết định 1404/QĐ-TTg năm 2025 đã nêu rõ phạm vi, quy mô và ranh giới lập quy hoạch được xác định như sau:

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn và diện tích khoanh vùng bảo vệ các di tích có liên quan đến Khu đền tháp Mỹ Sơn (như: Trà Kiệu, Bằng An, lưu vực sông Thu Bồn, các di chỉ khảo cổ học và phế tích Champa khác).

Quy mô quy hoạch là toàn bộ diện tích 1.158 ha Khu vực khoanh vùng bảo vệ I và II của Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn (theo Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).

Quy mô và ranh giới khu vực lập quy hoạch được thể hiện tại bản đồ Phạm vi lập quy hoạch và được xác định cụ thể, chi tiết tại bước tổ chức khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch; phủ hợp với quy định của pháp luật về sắp xếp đơn vị hành chính.

Quyết định 1404 QĐ TTg 2025 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn ra sao?

Quyết định 1404 QĐ TTg 2025 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn ra sao? (Hình từ Internet)

Kế hoạch thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn như thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 1404/QĐ-TTg năm 2025 về kế hoạch thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn như sau:

- Thời kỳ và tầm nhìn của quy hoạch: Thời kỳ quy hoạch đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

- Đề xuất danh mục các nhóm dự án thành phần; phân kỳ đầu tư, thứ tự ưu tiên phù hợp với thời kỳ quy hoạch và nguồn vốn đầu tư, với khả năng cân đối, bố trí vốn từng thời kỳ quy hoạch (gồm cả các dự án giai đoạn 2008 - 2020), bao gồm: Dự án cắm mốc giới di tích và đền bù giải phóng mặt bằng; Dự án nghiên cứu khoa học; Dự án nghiên cứu, khảo sát khảo cổ học, thăm dò, khai quật khảo cổ; Dự án nghiên cứu khôi phục các giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Dự án đào tạo cán bộ bảo tồn khu di tích; Dự án cung cấp phương tiện kỹ thuật phục vụ quản lý bảo tồn di tích; Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Dự án cải tạo, xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật; Dự án cải tạo, xây dựng mới các công trình quản lý, dịch vụ du lịch; Dự án bảo tồn, tôn tạo không gian cảnh quan, môi trường tự nhiên.

- Đề xuất các quy chế quản lý và bảo tồn di tích.

Thành phần Hồ sơ sản phẩm quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 1 Quyết định 1404/QĐ-TTg năm 2025 quy định về Thành phần hồ sơ sản phẩm quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn như sau:

Hình thức, quy cách thể hiện thành phần hồ sơ sản phẩm quy hoạch bảo đảm tuân thủ quy định tại Luật Di sản văn hóa 2024; quy định tại Điều 10 Nghị định 166/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể:

(1) Báo cáo thuyết minh tổng hợp; các văn bản thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, đồ án quy hoạch di tích và văn bản khác có liên quan; Tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch; Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

(2) Hệ thống bản đồ, bao gồm:

- Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, tỷ lệ 1:5.000 - 1:15.000.

- Bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt, tỷ lệ: 1/2.000 hoặc tỷ lệ phù hợp.

- Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích, tỷ lệ: 1/2.000 hoặc tỷ lệ phù hợp.

- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng; phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phát huy giá trị di tích, tỷ lệ: 1/2.000 hoặc tỷ lệ phù hợp.

- Bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ: 1/2.000 hoặc tỷ lệ phù hợp.

- Các bản vẽ minh họa (nếu có) tỷ lệ phù hợp.

(3) Hồ sơ lưu trữ quy hoạch theo quy định của pháp luật về lưu trữ (bao gồm cả định dạng tài liệu điện tử đối với các thành phần hồ sơ nêu trên).

Trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích quy định như sau:

(1) Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên.

(2) Thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực liên quan tới khu vực lập quy hoạch di tích.

(3) Khảo sát, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di sản văn hóa phi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch; về việc tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

(4) Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.

(5) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.

(6) Tổ chức khai quật khảo cổ để thu thập tài liệu liên quan đến nội dung quy hoạch di tích (nếu cần thiết).

(7) Lập quy hoạch di tích.

(8) Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch di tích.

(9) Tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân.

(10) Thẩm định, trình phê duyệt, phê duyệt quy hoạch di tích.

(11) Công bố quy hoạch di tích đã được phê duyệt tại di tích.

(12) Cắm mốc giới theo quy hoạch di tích được phê duyệt.

Lưu ý: Quyết định 1404/QĐ-TTg năm 2025 có hiệu lực từ 01/7/2025.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hà Đức Thiện
saved-content
unsaved-content
1