Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác bị kiến nghị khởi tố trong quá trình tố tụng được quy định thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác bị kiến nghị khởi tố trong quá trình tố tụng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác bị kiến nghị khởi tố trong quá trình tố tụng được quy định thế nào?

    Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (được thông qua ngày 27-11-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016) quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:
    - Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
    + Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
    + Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
    + Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
    + Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
    + Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
    + Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
    + Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
    + Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
    - Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.
    Đoàn giám sát HĐND tỉnh Quảng Ninh làm việc tại địa phương về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

    18