Quy hoạch đô thị là gì theo quy định mới nhất?

Quy hoạch đô thị là gì mới nhất? Quy hoạch đô thị yêu cầu gì? Dự kiến đến 2030 có bao nhiêu đô thị trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh định hướng trở thành TP trực thuộc Trung ương

Nội dung chính

    Quy hoạch đô thị là gì theo quy định mới nhất?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định.

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...

    4. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

    ...

    Như vậy, việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị được gọi là quy hoạch đô thị.

    Căn cứ theo Điều 18 Luật Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định.

    Các loại quy hoạch đô thị
    1. Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây:
    a) Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã , thị trấn và đô thị mới;
    b) Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;
    c) Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.
    2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
    3. Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

    Như vậy, các loại quy hoạch đô thị bao gồm:

    - Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã , thị trấn và đô thị mới;

    - Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;

    - Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.

    Quy hoạch đô thị là gì theo quy định mới nhất?

    Quy hoạch đô thị là gì mới nhất? (Hình từ Internet)

    Quy hoạch đô thị yêu cầu gì?

    Căn cứ theo Điều 6 Luật Quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định quy hoạch đô thị yêu cầu những điều sau:

    - Cụ thể hóa quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.

    - Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.

    - Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.

    - Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

    - Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.

    - Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.

    - Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.

    Như vậy, yêu cầu quy hoạch đô thị được nêu như trên.

    Dự kiến đến 2023 có bao nhiêu đô thị trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh định hướng trở thành TP trực thuộc Trung ương

    Căn cứ theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 quy định các đô thị trực thuộc Trung ương tỉnh sau định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là:

    - Có 05 đô thị trực thuộc Trung ương định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:

    + Thủ đô Hà Nội

    + Thành phố Hồ Chí Minh

    + Hải Phòng

    + Cần Thơ

    + Đà Nẵng

    - Có 08 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:

    + Thừa Thiên Huế

    + Khánh Hòa: Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    + Bắc Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đạt các tiêu chí đô thị Loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    + Bà Rịa - Vũng Tàu: Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

    + Quảng Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    + Ninh Bình: Đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương

    + Hải Dương: Đến năm 2030, đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    + Bình Dương: Đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

    Như vây, có 05 đô thị trực thuộc Trung ương và 08 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    32