Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm những nội dung nào?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm những nội dung nào? Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị là gì?

Nội dung chính

    Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm những nội dung nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Quy hoạch đô thị và nông tôn 2024:

    Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Xác định chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với phạm vi lập quy hoạch;

    - Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và quy định về các công trình cần bảo tồn;

    - Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở, nhà ở xã hội (nếu có);

    - Bố trí công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm (nếu có);

    - Quy định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng lô đất;

    - Giải pháp về bảo vệ môi trường.

    Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm những nội dung nào?

    Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

    Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.

    Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị như sau:

    - Cụ thể hóa quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân

    - Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.

    - Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.

    - Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

    - Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.

    - Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.

    - Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.

    Các hành vi bị cấm trong quy hoạch đô thị là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, theo đó, các hành vi bị cấm là:

    - Không thực hiện trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị.

    - Chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị không đủ điều kiện năng lực.

    - Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị không đúng quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

    - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động quy hoạch đô thị.

    - Từ chối cung cấp thông tin, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cung cấp sai thông tin về quy hoạch đô thị.

    - Cố ý vi phạm quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

    - Phá hoại không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

    - Cắm mốc giới sai lệch; phá hoại, làm sai lệch mốc giới quy hoạch đô thị.

    - Cản trở, gây khó khăn cho việc lập và thực hiện quy hoạch đô thị.

    Hình thức, thời gian lấy ý kiến được quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quy hoạch đô thị 2009:

    Hình thức, thời gian lấy ý kiến
    1. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
    2. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
    3. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
    4. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

    Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng cách gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến phải trả lời bằng văn bản.

    Đối với cộng đồng dân cư, việc lấy ý kiến về quy hoạch chung được thực hiện thông qua đại diện cộng đồng bằng hình thức phát phiếu điều tra hoặc phỏng vấn. Trong khi đó, đối với quy hoạch phân khu và chi tiết, ý kiến được lấy thông qua phiếu góp ý tại các buổi trưng bày công khai hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng.

    Thời gian lấy ý kiến tối thiểu là 15 ngày đối với cơ quan và 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ