Quy định về công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội thế nào?

Công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, thi hành án dân sự theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình?

Nội dung chính

    Công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình 

    Căn cứ Tiết a Tiểu mục 2.1 Mục 2 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và triển khai Nghị Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình ban hành kèm theo Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2022 quy định về công tác xây dựng pháp luật nhằm cải cách thể chế:

    (1) Công tác xây dựng pháp luật

    - Nâng cao chất lượng tham mưu lập đề nghị và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV.

    - Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính, bảo đảm thủ tục hành chính được ban hành có chi phí tuân thủ thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

    - Tích cực đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, nhất là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV.

    - Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm nhằm tháo gỡ những rào cản về thể chế, chính sách, quy định pháp luật, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    Quy định về công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội thế nào? (Hình Internet)

    Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình 

    Căn cứ Tiết b Tiểu mục 2.1 Mục 2 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình ban hành kèm theo Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2022 quy định về công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật:

    (1) Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

    - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát văn bản; theo dõi, kiến nghị, đôn đốc xử lý triệt để, đúng quy định các văn bản trái pháp luật, văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp, nhất là các văn bản có quy định liên quan đến việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh.

    - Tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL, trong đó tập trung vào hoạt động xử lý kết quả rà soát và rà soát chuyên sâu có tính chất liên ngành; cho ý kiến độc lập đối với kết quả rà soát văn bản có nội dung liên ngành hoặc còn ý kiến khác nhau.

    Công tác thi hành án dân sự theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình 

    Căn cứ Tiết c Tiểu mục 2.1 Mục 2 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình ban hành kèm theo Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2022 quy định về công tác thi hành án dân sự:

    (1) Công tác thi hành án dân sự

    - Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về công tác phòng, chống tham nhũng trong toàn hệ thống thi hành án dân sự.

    Tập trung nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Thực hiện quyết liệt việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng; ưu tiên thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành.

    - Triển khai có hiệu quả Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thực hiện Điều 55, 56, 57 Luật THADS (ban hành kèm theo Quyết định số 353/QĐ-BTP ngày 09/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS đối với các bản án kinh doanh, thương mại; nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp trong truy nguyên, truy tìm, kê biên, xử lý tài sản kê biên từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn kết thúc thi hành án.

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Thông tư liên tịch, Quy chế phối hợp với các ngành liên quan, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác phối hợp THADS, thi hành án hành chính ở cấp trung ương và cấp địa phương, nhất là phối hợp trong hướng dẫn nghiệp vụ, cưỡng chế thi hành án và thống kê liên ngành. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong hoạt động THADS, thi hành án hành chính. Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức cơ quan THADS các cấp.

    18